Cách để tỏa sáng trong một cuộc phỏng vấn

Giờ thì bạn bè mình có nhiều người đã có việc làm ổn định, có nhiều người còn đang đi học lên và cũng có nhiều người giờ mới bắt đầu hành trình tìm việc. Đọc qua bài này, trang bị thêm một vài mẹo nhỏ xem sao :mrgreen:

Bạn đã trau chuốt resume của mình, phá hủy máy photocopy, và sắp xếp để có được một cuộc phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Nhưng rồi thì sao? Bạn đã hoàn thành phần dễ nhất để có được một cuộc phỏng vấn, bây giờ bạn cần phải làm cho chính mình thực sự tách biệt ra khỏi đám đông và biến cuộc phỏng vấn trở thành công việc. Phỏng vấn có thể thực sự là một trải nghiệm khó khăn, nhưng trong tất cả, chúng đều có xu hướng đi theo một khuôn mẫu tương đồng, và có hàng tá thứ bạn có thể làm để đưa mình vào đúng khung hình của trí óc và chuẩn bị để tỏa sáng, vượt qua những ứng viên khác. Đây là những gì bạn cần phải làm, bắt đầu từ lúc đầu tiên:

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Giúp mình sẵn sàng cho ngày phỏng vấn có lẽ là một trong những phần quan trọng nhất của quá trình. Nhiều công ty sẽ cho bạn khoảng một tuần để chuẩn bị cho nó. Điều này là để cho bạn thêm nhiều thời gian chuẩn bị cho bản thân mình vì họ muốn thấy bạn ở phong độ tốt nhất, vậy nên, đừng trì hoãn – hãy chuẩn bị!

Tập dượt những câu hỏi điển hình

Nhiều người phỏng vấn sẽ hỏi bạn những câu hỏi tương tự nhau cho dù là về mảng nào hay ngành nào, vì họ đang tìm kiếm một góc nhìn cá nhân hơn là một quan điểm chuyên môn khi quyết định tuyển dụng. Họ muốn đảm bảo rằng khát khao của bạn phù hợp với công ty, và bạn phù hợp với văn hóa của nó. Glassdoor nghiên cứu tỉ mỉ hàng hàng cuộc phỏng vấn và tạo nên 100 câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất. Tốt nhất là bạn hãy xem qua một danh sách như thế này, xem nếu bạn có thể chuẩn bị và lên kế hoạch những điểm bạn muốn đề cập, và cố gắng nhớ những điểm quan trọng không phải nhớ bài nói – nói chuyện như kịch trong một cuộc phỏng vấn thường đem lại những kết quả khá tiêu cực.

Liên kết với Resume của bạn

Khi bạn xem xét cách bạn muốn trả lời câu hỏi, cố gắng liên kết câu trả lời đến những bằng chứng bạn có thể tìm thấy trong resume của mình. Không gì tạo nên một cuộc trao đổi mạnh mẽ để thuê bạn bằng việc bạn có thể phản ánh những gì bạn học được và cách bạn phát triển, cũng như có khả năng bạn chú ý đến những sai sót của mình. Khi nói về các sai sót, cố gắng tô đậm cách mà công việc này sẽ giúp bạn phát triển và tập trung vào chúng bên cạnh việc củng cố những kỹ năng sẵn có. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi làm điều này, vì họ có thể sẽ nghĩ bạn đang cố gắng lợi dụng cơ hội huấn luyện và phát triển của họ. Một vài thứ bên trong những dòng này:

Mặc dù tôi chưa từng làm việc ở cấp quản lý, tôi đã làm trong rất nhiều đội nhóm và đã tiếp nhận một vài nhiệm vụ của người lãnh đạo, như là trong dự án ở phòng Marketing của Công ty A. Nó sẽ là một thử thách lớn với bản thân tôi, và tôi đang ở một vị trí trong con đường nghề nghiệp của mình mà tôi đã sẵn sàng để đón nhận bước tiếp theo.

(Cần giúp đỡ với Resume của mình? Hãy đọc bài 10 Mẹo phác thảo một Resume hoàn hảo)

Chuẩn bị tinh thần

Hãy nghĩ về số lượng người mà bạn đang cạnh tranh để có thể có công việc. Bạn vàn phải chứng minh không chỉ với công ty, mà còn với chính bạn, rằng bạn xứng đáng cho vai trò này và xứng đáng để có được công việc. Xem qua kinh nghiệm của mình, những kỹ năng bạn có, và tô đậm với chính mình tại sao bạn xứng đáng với công việc, và lợi ích nào bạn có thể mang lại cho công ty. Điều này rõ ràng sẽ đem lại cho bạn một hiệu ứng giúp mở cách cửa tự tin, cách mà bạn thể hiện chính mình, và sẽ được chú ý bởi những người phỏng vấn.

Giao tiếp trước phỏng vấn

Đây là một điều mà mọi người thường quên xem xét. Bạn sẽ giao tiếp với một công ty hay người phỏng vấn trước buổi phỏng vấn, và những ấn tượng ban đầu này có thể tạo nên một ảnh hưởng thực sự về cách họ xem xét bạn sau và trong suốt buổi phỏng vấn. Nếu bạn đang nộp đơn cho một công ty lớn, trang trọng trong tất cả giao tiếp với họ, và cám ơn họ vì cơ hội (không phải mọi lần, nhưng ít nhất một lần!). Một lần nữa, cách bạn giao tiếp với họ sẽ phụ thuộc vào văn hóa sẵn có của công ty, và nó có thể là một cách tốt để đánh giá xem bạn cảm thấy công ty có phù hợp với mình hay không. Thêm nữa, nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi về quy định trang phục của buổi phỏng vấn. Không có gì tệ hơn việc mang com-lê tới một buổi phỏng vấn và nhận ra ai cũng mang jeans và áo thun có cổ.

Trong ngày phỏng vấn

Trang phục

Nghĩ về quá trình phỏng vấn. Bạn có lẽ đã gửi đi một bản resume, liên lạc qua điện thoại hay email để hẹn lịch phỏng vấn, và bây giờ bạn đến trước cửa. Đây là lần đầu tiên họ thực tế nhìn thấy bạn. Và như đã nói, ấn tượng đầu tiên sẽ còn mãi. Điều quan trọng là bạn phải ăn mặc để tạo ấn tượng, nhưng cũng phải ăn mặc phù hợp. Nếu họ bảo bạn ăn mặc chuyên nghiệp, đảm bảo com-lê sạch sẽ và được là ủi cẩn thận, thắt lưng và giày đồng bộ (một mẹo tuyệt vời cho bất cứ trang phục nào!), và bạn chải chuốt đàng hoàng. Các quý cô, không trang điểm đậm quá; một vẻ ngoài tự nhiên, trơn láng sẽ tạo ra một sự tao nhã tuyệt vời, những cảm xúc tinh tế cũng như một sự tự tin. Dù trang phục không phải là tất cả, đảm bảo bạn có ngôn ngữ cơ thể đồng bộ (chúng ta sẽ nói về việc này sau).

Đúng giờ

Rồi ngày đó đã đến. Đảm bảo bãn đã chuẩn bị cho hành trình của mình, có một bản sao sạch sẽ của resume để đề phòng, và bạn ăn mặc đoan trang, phù hợp. Cho mình đủ thời gian để đến đó sớm, tôi luôn đề nghị cố gắng đến nơi 20 phút trước khi phỏng vấn, và đăng kí vào hay làm gì đó để họ biết là bạn đã đến. Mặc dù có lẽ họ sẽ không gặp bạn sớm hơn, họ biết rằng bạn hăng hái và bạn đã đến đúng giờ, nhưng không đến quá sớm một cách kì cục, đó là một dấu hiệu của kỹ năng tổ chức tốt. Nhiều người sẽ đến sớm và chờ cho đến 5 phút trước phỏng vấn mới cho người ta biết rằng họ đã đến, nhưng bạn đang cạnh tranh – hãy tận dụng tất cả ưu thế dù là nhỏ nhất.

Ngôn ngữ cơ thể

Không phải bạn nói gì mà là bạn nói như thế nào. Ai cũng đã từng nghe một câu nói như vậy, và nó rất quan trọng. Tôi biết được ít nhất hai người đã mất đi công việc chỉ vì họ dường như “quá thoải mái” hay “không đủ đam mê” vì cách họ ngồi trong buổi phỏng vấn. Giữ ngôn ngữ cơ thể của bạn rộng mở và quan tâm (ngồi thẳng, mở rộng vai và tay), cố gắng không uể oải. Kiếm soát cơ thể mình là một cách tuyệt vời để chứng tỏ bạn tự tin. Một vài cách tốt để tập luyện ngôn ngữ cơ thể là thu hình chính mình trong một cuộc phỏng vấn giả rồi phân tích sau đó. Nghiên cứu những phát thanh viên và những nhân vật nổi tiếng trong các buổi phỏng vấn (trong tin tức, chương trình nói chuyện, vv) và xem cách họ thể hiện mình rồi bắt chước theo. Một mẹo khác là cố gắng bắt chước một cách tinh tế cách cư xử của người phỏng vấn. Nếu bạn làm điều này quá lộ liễu thì có thể bị nhìn ra và gây ra khó chịu, nhưng nhìn chung, mọi người vô thức bắt chước cách cư xử của những người họ thích như một cách để cố gắng có được sự chấp nhận và tin tưởng. Mặc dù nó thường xảy ra khá tự nhiên, cũng nên nhận thức về nó.

Tự tin, trung thực

Tuân theo một chú ý tương tự như Ngôn ngữ cơ thể, thật cẩn thận với việc chọn lựa ngôn ngữ trong buổi phỏng vấn. Tránh những cụm từ yếu như là “Tôi cảm thấy..”, “Tôi nghĩ là..” vì chúng cho thấy bạn không chắc về ý kiến của mình. Thay vào đó, nói đơn giản “Tôi là..”, “nó là..”, vì nó cho thấy không chỉ bạn tự tin vào những gì mình đang nói, mà còn là tin vào những gì bạn đã phản ánh từ trước và tạo ra sự quả quyết (đặc biệt là khi đang nói tới kinh nghiệm hay trường hợp quá khứ). Liên quan tới trung thực, đừng nói dối về những thứ có được từ công việc cũ, mà hãy đơn giản là trung thực về những gì bạn đã đạt được trước đây và những gì bạn muốn cải thiện. Nếu gian dối, bạn sẽ đưa mình vào một nguy cơ hiểm nguy trong tương lai, khi những chuyên môn của bạn được cần đến, nó sẽ gây ra xích mích trong nhóm tại nơi làm việc. Đừng xấu hổ nếu bạn cảm thấy những thành tích của mình bé nhỏ so với người cùng tuổi hay chuyên môn, ai cũng phải bắt đầu ở đâu đó!

Chuẩn bị câu hỏi

Làm bài tập về công ty mà bạn đang nộp đơn và chuẩn bị vài câu hỏi có ý nghĩa. Có thể xem xét liệu văn hóa công ty có phù hợp với bạn không, và hỏi về không gian văn phòng và sự năng động của nó, hay về những việc nên, không nên làm. Ngoài ra, có thể hỏi về kết quả mong đợi của một ngày làm việc bình thường, hay những quyền tự quyết mà bạn có – bất cứ thứ gì quan trọng của một vị trí đối với bạn. Không chỉ việc đặt câu hỏi mang lại lợi ích cho bạn, nó còn cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đang đánh giá sự phù hợp của mình với công ty, và nó sẽ giúp đảm bảo cả hai phía hiểu rõ nhau hơn.

Tổng kết

Và đó là tất cả, một vài mẹo nhỏ để giúp bạn xử lý những tình huống trong phỏng vấn. Tôi sẽ nói điều lớn nhất cần quan tâm chính là Tự tin. Tự tin rất quan trọng trong nhiều trường hợp vì nó sẽ giúp bạn: a) Quyết định công ty nào là phù hợp mọi mặt với mình và bạn sẽ không đơn giản lao vào mọi thứ vì họ cho bạn một công việc. b) Nổi bật trong quá trình phỏng vấn, nhưng đảm bảo bạn biết được ranh giới giữa tự tin và tự phụ. c) Giữ bạn ở hàng đầu trong trí óc của nhà tuyển dụng và người phỏng vấn trong trường hợp cơ hội xuất hiện đâu đó hay trong tương lai. Phỏng vấn không nhất thiết phải là Có hoặc Không, mà nó có thể trở thành một cơ hội kết nối tốt. Tôi chúc tất cả các bạn có được những điều tốt đẹp nhất trong những cuộc phỏng vấn tương lai, và mong các bạn có được công việc mơ ước cũng như thăng tiến trong nghề nghiệp!

Translated from Kerim Hudson‘s Article “How To Steal The Spotlight At An Interview

Thật sự là trong bài này có những cách diễn đạt mà mình thấy khá là khó dịch :mrgreen: nhưng mà cũng xong xuôi rồi ^^ Chúc các bạn sẽ đi phỏng vấn đạt nhiều thành công ^^

Trở về con số 0 – Bước ngoặt mới (2)

Translation Assignment_week12_ “Back to Square One – A New Turning Point (2)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140823051755-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-2?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Gửi các bạn mới quen và các bạn cũ của tôi trên LinkedIN,

Thông điệp mở đầu của tôi bắt đầu vào hôm qua đã nhận được 69 người xem và 2 email cá nhân. Đáng khích lệ chứ nhỉ?

Tôi nhớ vài năm về trước, khi lần đầu tiên tôi cố gắng làm blog trên http://yourvietbooks.com, tôi đã rất háo hức kiểm tra thường xuyên xem mình nhận được bao nhiêu lượt xem mỗi ngày. Nó bắt đầu với 200, và rồi 500, 1000,.. và bây giờ đã đạt tới mốc gần 57000 lượt xem, nhưng tôi không còn kiểm tra háo hức như những ngày đầu nữa. Tôi đoán là những người khác cũng phản ứng tương tự với tiền: cho một hay hai triệu đầu tiên họ có trong tài khoản tiết kiệm, họ sẽ kiểm tra xem tốc độ mà họ có thể nhân lên số vốn này, nhưng khi số tiền lên đến hơn 100 triệu, hay nhiều hơn, một hay hai triệu không còn là vấn đề nữa. Thách thức là làm sao để tiếp tục tiến lên, bởi vì nó chứng minh rằng dự án vẫn còn sống.

Đối tác kinh doanh của tôi đã rất tò mò về mục tiêu (ý ông là lợi nhuận kinh doanh) mà tôi mong muốn từ công việc kinh doanh trên blog, và tôi trả lời với ông rằng: KHÔNG GÌ CẢ, chỉ làm cho VUI. Đúng vậy, qua bài tập này, tôi có hàng ngàn người bạn đến với tôi trên LinkedIN, và sau đó là Facebook, và gửi cho tôi những tin nhắn rất tốt đẹp. Dĩ nhiên, nó không chỉ là số lượng, bởi vì đằng sau mỗi cái tên, là một câu chuyện THẬT, một cuộc chiến THẬT mà tôi mong ước được khám phá từ từ, nếu thời gian và điều kiện cho phép tôi.

Sau này, tôi đã hoạt động trên trang Facebook của mình tại http://facebook.com/yourviet, quảng bá những bài đăng của yourvietbooks. Tôi cũng bắt đầu một trang khác để quảng bá cho việc giáo dục từ xa với tên là http://facebook.com/hoc.mba.online ở Việt Nam cho những ứng viên tiềm năng, bên cạnh trang tiếng Anh http://facebook.com/sbi.training.solutions nơi tôi quảng bá Giáo dục của Thụy Sĩ và Châu Âu. Tôi đoán là ở một số giai đoạn tôi có gần 22’000 lượt xem cho các bài đăng cụ thể. Và dĩ nhiên, tôi cảm thấy như Mussolinu đứng trên ban-công của mình, đọc bài diễn văn cho đám đông đang la hét bên dưới, ha ha.

Quả nhiên, thực sự là một niềm vui thích lớn lao khi nhìn thấy kết quả của thứ mà đang đang cố gắng để đạt được, và một phương tiên truyền thông số cho hpep1 bạn làm tất cả một cách dễ dàng.

Có lẽ bạn tò mò tại sao tôi đặt tên sê-ri blog này là: Trở về con số 0 – Bước ngoặt mới?

Tôi nghĩ nếu bạn muốn biết câu chuyện về những cuộc chiến trong suốt đời tôi, bạn sẽ phải chờ đợi cuốn sách này xuất bản. Tóm lại, cuốn sách của tôi là về sự vô thường của cuộc sống: với tôi, dường như là cuộc sống của chúng là được dành để tìm kiếm những giá trị mà người khác nói là sẽ mang đến THÀNH CÔNG. Chúng ta bắt đầu tại con số 0, đi qua những sai lầm và thử nghiệm, chúng ta cố gắng đạt tới thứ mà chúng ta nghĩ sẽ mang lại niềm hạnh phúc thông qua thành công. Và cuối cùng, tại điểm kết thúc của vòng tròn, chúng ta lại trở về con số 0, bắt đầu một cuộc tìm kiếm mới, và tạo nên một vòng tròn mới. Tựa đề cuốn sách của tôi, vì vậy, là: Trở về con số 0

Thông điệp của tôi qua cuốn sách là chúng ta đến với thế giới này với sự mong đợi từ ba mẹ, người đã chuẩn bị cho chúng ta một hành trang nặng nề những giá trị văn hóa mà đôi khi không phù hợp với hiện thực cuộc sống. Qua bản ngã của mình, bản thân, chúng ta mong đợi nhiều thứ sẽ đến với mình, và nếu chúng không đến, chúng ta làm việc để có được chúng, quên đi rằng đôi lúc hạnh phúc là ở hiện tại, chúng ta phá vỡ nhiều những mối quan hệ bởi chính sự bất nhẫn của chúng ta, hay sự không khoan dung, đặt ra những mong đợi quá cao cho chính mình và những người bên cạnh, rồi không để lại bất cứ không gian nào cho những sự kiện không mong đợi. Chúng ta nghĩ mình có thể đi nhanh hơn bằng cách tăng tốc, nhưng kết quả lại là mỗi khi chúng ta tăng tốc thì vòng tròn lại càng khép lại nhanh hơn, và chúng ta  sẽ trở về con số 0. Tham vọng không êm ả của chính mình đẩy qua, chúng ta bắt đầu một vòng tròn mới, có lẽ với một công thức khác nhưng kết quả thì vẫn vậy, là sẽ trở về con số 0, với tất cả những xúc cảm khi đi qua vòng tròn… để cuối cùng tìm ra bản thân mình tại trạng thái y như trước lúc chúng ta bắt đầu. Và điều gì năm sau tất cả điều đó: lòng tham, ghen ghét và ảo tưởng, theo như Đức Phật, những thứ này là động lực chính đẩy chúng ta cố gắng và cố gắng mãi, tạo nên một vòng tròn mới.

Tiến tới hiểu những giá trị này, tôi bắt đầu nhận ra chìa khóa để thành công là hạnh phúc, là thành quả lớn nhất của cuộc sống: làm sao để thỏa mãn với những gì chúng ta nhận được từ vũ trụ và những động vật khác và tìm kiếm phước lành cho mỗi món quà đó. Để biết ơn cuộc sống chúng ta được ban cho, và với tất cả những khả năng chia sẻ cùng những loài khác phước lành của chúng ta, và không chạy tho những giá trị ảo tưởng.

Mỗi ngày mới là một bước ngoặt mới đối với tôi. Mỗi cuộc gặp gỡ là một phước lành đối với tôi. Và mỗi bước tiến mới mang tôi lại gần hơn bản chất thực sự của cuộc sống.

Chúc một ngày tốt lành,

Anita H.

Translation Assignment_week12_ “Back to Square One – A New Turning Point (2)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140823051755-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-2?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Trở về con số 0 – Bước ngoặt mới (3)

Translation Assignment_week11_ “Back to Square One – A New Turning Point (3)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140825142559-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-3?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Có tổ chức

Đôi khi, thứ hai là một ngày khó khăn để bắt đầu tuần mới. Tôi đoán, đó là lý do tại sao hầu hết các tổ chức cố định ngày Họp Hội đồng của họ vào ngày này, để động viên những người khác cho khối lượng công việc đang chờ phía trước.

Tôi bắt đầu một tuần bằng cách xem lại những danh sách nhiệm vụ QUAN TRỌNG, KHẨN CẤP, ĐÃ LÊN KẾ HOẠCH và ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC như thường lệ, nhưng không hăng hái lắm, bởi vì tôi phải nói rằng danh sách càng ngày lại càng dài thêm, và tôi phải đấu tranh với chính mình để cắt ngắn một vài thứ, mà tôi muộn màng nhận ra chúng chả có vẻ gì liên quan tới ưu tiên của tôi nữa.

Tôi cảm thấy theo một cách nào đó thật hữu ích khi lục lại những ghi chú cũ trong muc KIV (kept in view – giữ lại để xem) và đọc qua chúng với một quan điểm mới. Vậy nên tôi đã làm vậy, xem qua một vài chương trình được cung cấp bởi Hiệp hội Giám đốc Kinh doanh (viết tắt ABE) cho sinh viên Việt Nam, và đoán xem tôi đã tìm thấy gì? Một mỏ vàng Alibaba đầy những kho báu chưa được khai thác. Wow, cám ơn, vừng ơi!

Tôi đoán đó là cách chúng ta lấy lại động lực. Tôi đã dành một ít giờ xem qua những podcast được cung cấp để xem lại miễn phí, bắt đầu với sê-ri HRM về chiến lược phát triển HR, và rồi chuyển đến Lãnh đạo, Thay đổi và Thể hiện của con người, với một sự chọn lựa về Giáo dục, Học tập và Phát triển, được xuất bản bởi Emerald Group Publishing. Vẫn còn một vài cái nữa về Hành vi tổ chức, Kinh doanh quốc tế, Chiến lược Marketing và Lên kế hoạch và những thứ khác, nhưng không phải cho chiều hôm nay, tôi đoán thực đơn đã khá là thỏa đáng.

Nhưng điều thực sự làm tôi hài lòng là liên kết tới trang về các Mẹo Quản lý Nghiên cứu dưới đây: http://www.emeraldgrouppublishing.com/research/guides/management/index.htm

Tôi nghĩ tôi sẽ có một ngày thực sự rất bận rộn, khám phá hết tất cả chúng.

Thật là tốt, cám ơn The Emeral Group tại http://emeraldgrouppublishing-com. Các bạn đã làm nên một ngày của tôi.

Hẹn gặp lại trong những bài đăng sau.

Chúc mọi người vui vẻ,

Anita H.

Translation Assignment_week11_ “Back to Square One – A New Turning Point (3)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140825142559-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-3?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Trở về con số 0 – Bước ngoặt mới (5)

Translation Assignment_week10_ “Back to Square One – A New Turning Point (5)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140829113002-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-5?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Học một cách thông minh

Mỗi ngày, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được sống trong thời đại của Công nghệ Mới.

Với chiếc iPad tôi vừa có, tôi đang khám phá với sự vui thú tuyệt vời nhất tất cả những ứng dụng dẫn tôi tới tất cả thông tin tôi cần chỉ trong giây lát.

Ví dụ, khi thực hiện nghiên cứu của mình về 3 nhà kinh tế học lớn của thời đại – Marx, Hayek và Keynes – tôi có thể có một cái nhìn tổng quát về cuộc đời và công việc của họ chỉ trong vài giờ xem những podcast trên youtube.

Để hiểu Marx và công việc của ông, tôi tìm thấy sê-ri khóa học của trường Đại học Mở Yale về Lý thuyết phê phán của trường phái Frankfurt, điều đã dẫn đến những khám phá không chỉ về Marx, Engels và chủ nghĩa duy tâm, mà còn về Theodor Adorno, Walter Benjamin, Bloch và đồng nghiệp. Những bài giảng của Giáo sư David Harvey về Đọc bộ Tư bản của Marx (“Das Kapital”) trong 25 video bài học cho phép một góc nhìn cận cảnh về nội dung của cuốn sách, cuốn đã mang đến một ảnh hưởng to lớn lên thế giới ngày nay.

Với những sinh viên nói tiếng Pháp, một vài tài liệu về suy nghĩ của Marx bằng tiếng Pháp có thể hữu ích, ví dụ như “Lapensée de Karl Marx” par Henri Pena-Ruiz, Giáo sư tại The Insititut d’études politiques (IEP) de Paris, hay “Marx penseur du matérialisme historique, critique du capitalisme par Yvon Quiniou”, thêm vào sê-ri “Les Théoriciens de l’économie” về “Karl Marx etsa vision de la crise mà cả thế giới đã tái khám phá trong ánh sáng của khủng hoảng toàn cầu, một hiện tượng ông đã tiên đoán trong công trình của mình “Das Kapital” tầm hai trăm năm trước.

Lưu ý về Frederik Hayek, người đã đoạt giải Nobel, sê-ri “Les Théoriciens de l’économie” đã khắc họa ông như là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất, người đã truyền cảm hứng cho chính sách của Margaret Thatcher và Ronald Reagan. Lý thuyết của ông về Chủ nghĩa tự do cũng đã ảnh hưởng lên những nhà khoa học và kinh tế học khác như Karl Popper, Konrad Lorenz, Milton Friedman, tôi chỉ dẫn chứng một ít.

Đối với cá nhân tôi, sê-ri về John Maynard Keynes, cha đẻ của Trường phái Keynesian là có ý nghĩa nhất. Trong thực tế, quan điểm của Keynes là, trong ngắn hạn, đặc biệt trong những cuộc suy thoái, kết quả kinh tế bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhu cầu công cộng (tổng chi trong một nền kinh tế), và nh cầu công cộng đó không cần thiết phải bằng với khả năng sản xuất của nền kinh tế; thay vào đó, nó bị ảnh hưởng bởi một nhóm các nhân tố và đối lúc biểu hiện thất thường, ảnh hưởng tới sản xuất, lao động và lạm phát. Vì thế, sự can thiệp của chính phủ để ngăn chặn nền kinh tế bị mất kiểm soát là cần thiết.

Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn về những nhà kinh tế vĩ đại này bnag82 cách nghe sê-ri sách nói có sẵn trên audible.com. Xem liên kết tại http://sbitrainingsolutions.blogspot.ch/2014/07/the-great-economists-of-modern-times.html.

Như vậy đã là đủ thức ăn cho suy nghĩ của ngày hôm nay.

Hẹn lần sau,

Anita H.

Translation Assignment_week10_ “Back to Square One – A New Turning Point (5)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140829113002-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-5?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Trờ về con số 0 – Bước ngoặt mới (6)

Translation Assignment_week9_ “Back to Square One – A New Turning Point (6)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140831080221-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-6?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Những cuộc gặp gỡ

Chiếc Ipad vẫn mang lại cho tôi nhiều thắc mắc. Những kênh Youtube, Facebook, Twitter, LinkedIN, WordPress khác thì mang cho tôi niềm vui, niềm vui của khám phá, niềm vui của những cuộc gặp gỡ mới.

Deepak Chopra, tác giả yêu thích của tôi, dẫn chứng trong cuốn sách của ông “The Seven Spiritual Laws of Success”, Brihadaranyaaka Upanished IV.4.5 như sau:

“Bạn là những khao khát sâu thẳm và mạnh mẽ của chính bạn,

và khao khát của bạn, sẽ là ý chí của bạn,
Ý chí của bạn, sẽ là hành động của bạn,
Hành động của bạn, sẽ là số mệnh của bạn”

Và hơn nữa, trong kết luận của mình, ông nói:

TRÍCH

Chúng ta là những lữ khách trong hành trình của vũ trụ – bụi sao, xoay quanh và khiêu vũ trong những con gió cuốn và xoáy nước vô cực. Cuộc sống là vĩnh cửu. Nhưng những biểu hiện của nó lại mau tàn, thoáng chốc, tạm thời.

Đức Phật Cồ Đàm từng nói: ‘Sự tồn tại của chúng ta là tạm thời như đám mây mùa thu.
Để xem sự sinh và tử của muôn loài như nhìn vào chuyển động của một vũ điệu.
Một cuộc đời chỉ là một ánh chớp trên bầu trời, bị thúc giục như nước lũ chảy xuống dốc núi’

Chúng ta phải dừng lại trong một khoảnh khắc để gặp gỡ người khác, để gặp, để yêu, để chia sẻ. Đây là một khoảnh khắc quý giá, nhưng lại tạm thời. Nó là một dấu ngoặc nhỏ trong vô tận. Nếu chúng ta sẻ chia với sự ân cần, vui vẻ, và tình yêu, chúng ta sẽ tạo ra rất nhiều niềm vui cho người khác. Và như vậy khoảnh khắc này sẽ thật đáng giá.

HẾT TRÍCH

“Và như vậy khoảnh khắc này sẽ thật đáng giá, Tôi thật rất yêu câu bình luận thông thái này.

Đối với tôi, mỗi cuộc gặp gỡ mới qua kênh Youtube, Facebook, Twitter, LinkedIn, WordPress hay những kênh khác, là một khoảnh khắc đáng giá, vì tôi biết lý do mà tôi sống.

Krishnamurti, trong cuốn “The First and The Last Freedom” (Tự do đầu tiên và cuối cùng) của ông, đã định nghĩa Mối quan hệ và Sự cô độc như sau:

TRÍCH

“… CUỘC SỐNG LÀ TRẢI NGHIỆM, trải nghiệm trong những mối quan hệ. Một người không thể sống trong cô độc, nên cuộc sống là một quan hệ và mối quan hệ là hành động. Và làm sao một người có khả năng thấy hiểu mối quan hệ được coi là cuộc sống? Phải chăng mối quan hệ không chỉ có nghĩa là liên lạc với mọi người mà còn là giao tiếp với đồ vật và ý tưởng? Cuộc sống là mối quan hệ, mà được biểu thị qua liên lạc với mọi thứ, với con người và ý tưởng. Trong việc thấu hiểu mối quan hệ, chúng ta sẽ có khả năng đạt được cuộc sống trọn vẹn, đẩy đủ. Vậy nên vấn đề của chúng ta không phải là khả năng – cho những khả năng không độc lập với mối quan hệ – mà là sự thấu hiểu mối quan hệ, thứ sẽ sản sinh một cách tự nhiên khả năng để uốn nhanh, để điều chỉnh nhanh, để phản hồi nhanh.

Mối quan hệ, chắc chắn là, một tấm gương trong đó bạn khám phá chính mình. Không có mối quan hệ, bạn sẽ không là gì cả; tồn tại là để quan hệ; quan hệ là để tồn tại. Bạn tồn tại chỉ trong các mối quan hệ; nếu không bạn không còn tại, tồn tại sẽ không có ý nghĩa. Không bởi vì bạn nghĩ mình tồn tại mà bạn tồn tại. Bạn tồn tại vì bạn quan hệ; và chính sự thiếu hiểu biết các mối quan hệ gây nên mâu thuẫn.

Ngày nay, không có sự thấu hiểu trong các mối quan hệ, bởi vì chúng ta sử dụng chúng chỉ như một phương tiện cho những thành quả tiếp sau, những sự biến chuyển tiếp sau và những sự tiến thân. Nhưng mối quan hệ là một phương tiện để tự khám phá bản thân, bởi vì mối quan hệ là để tồn tại; nó chính là tồn tại. Mối quan hệ là một tấm gương trong đó tôi có thể thấy chính mình. Tấm gương đó có thể bị làm sai, cũng có thể là ‘chân thực’, phản ánh thứ soi vào. Nhưng hầu hết chúng ta thấy trong mối quan hệ, trong tấm gương đó, những thứ chúng ta muốn thấy; chứ chúng ta không thấy được chính nó. Chúng ta sẽ muốn hoàn hảo hóa, trốn chạy, muốn sống trong tương lai hơn là thấu hiểu mối quan hệ trong thực tại..”

HẾT TRÍCH

Tôi rất biết ơn rằng thông qua những truyền thông xã hội sẵn có cho chúng ta, những sinh vật may mắn của thế kỉ 21, đã cho phép thỏa mãn mối quan hệ giữa chính tôi và những người khác, để tạo nên một khoảnh khắc đáng giá gọi là cuộc sống.

Chúc Chủ nhật tốt lành,

Anita H.

Đọc thêm tại http://yourvietbooks.com

Translation Assignment_week9_ “Back to Square One – A New Turning Point (6)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140831080221-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-6?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Trở về con số 0 – Bước ngoặt mới (8)

Translation Assignment_week8_ “Back to Square One – A New Turning Point (8)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140901151350-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-8?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Pourquoi écrire ?

On a quelquechose à donner, on ne sait pas quoi, on ne sait pas à qui mais c’est là, alors on prend un crayon, on trace, on dépose les petits cailloux, on sait qu’on reviendra et que ces petits cailloux nous parleront. Nous n’avons pas tant besoin de dire que d’entendre une parole, celle de celui ou celle que nous étions il y a trois jours, il y a vingt ans…
(Journal intime, auteur inconnu)
Tôi đã luôn muốn viết 3 cuốn sách trong đời mình: cuốn đầu tiên, về nơi tôi đến và những gì đã tạo nên TÔI, cuốn thứ hai, về những tranh đấu của tôi trong cuộc sống, và cuốn thứ ba, thông điệp sau khi tôi ra đi.
Tôi đã viết một bản nháp cho cuốn đầu tiên, đặt tựa là “Agony of a People” (Sự đau khổ của một con người), kể về những câu chuyện tuổi thơ tôi và ảnh hưởng để lại bởi chiến tranh lên con người tôi, văn hóa của chúng tôi và cách sống, một vết sẹo chìm mang trong nó những di chứng qua nhiều thế hệ, đôi lúc đã được diễn đạt rất tốt bởi các nhà thơ, nhà văn, nhà làm phim, nhà xã hội học, vân vân.. Tôi chưa bao giờ xuất bản nó, và tệ hơn là tôi đã mất bản viết tay trong một chuyến du lịch của mình.
Tôi dự định đặt tên cho cuốn thứ ba là “A Mother’s Love” (Tình yêu của người Mẹ), cuốn mà trong đó tôi suy nghĩ về vấn đề của tình yêu và lòng trắc ẩn, như đã được giải bày qua rất nhiều trải nghiệm của sự hi sinh từ rất nhiều người mẹ mà tôi gặp, bắt đầu với mẹ của tôi.
Nhưng hãy quay về với mối quan tâm hiện tại của tôi, những tranh đấu trong cuộc sống, cuốn sách mà tôi dự tính đặt tên “Bach to Square One” (Trở về con số 0).
Trờ về con số 0 – Đây là lá thư mà rất nhiều người bạn ấu thơ đã đang mong chờ từ tôi, kể từ khi tôi rời Việt Nam 25 năm trước, như là một cô dâu hạnh phúc tới Thụy Sĩ, mang theo bên mình rất nhiều hi vọng, từ hào, đố kị, hờn ghen, niềm vui, nỗi buồn, mong đợi, thất vọng, vv.. quá nhiều cảm xúc trái nghịch của những người ở lại.
Đúng, tôi rồi bỏ đất nước tôi, ba mẹ tôi, hàng xóm tôi, họ hàng tôi, anh chị em họ, bạn bè, bạn của bạn bè, những đồng bào không tên vẫn đồng hành cùng tôi từ khi đó, với giấc mơ của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, ngập tràn những thành công và hạnh phúc. Thông qua tôi, họ hi vọng tôi sẽ khiến giấc mơ của họ thành hiện thức, giấc mơ đi ra thế giới, niềm vui và hứng khởi tìm kiếm những quan điểm mới, hi vọng mang về nhà danh tiếng và giàu có, như truyền thống từng là vậy. […]
Tôi rất vui để chia sẻ những câu chuyện của đời tôi với tất cả những người đọc cuốn sách này. Chủ đề mà tôi mong muốn phát triển xoay quanh nghiệp và sự vô thường của cuộc sống. Thông qua thấu hiểu sự vô thường, chúng ta có thể đóng góp để có được sự “giải thoát” cho chính mình khỏi vòng tròn luân hồi sinh tử.
Đây là lý do tôi đặt tên cuốn sách là “Back to Square One”, trong Tiếng Việt, nó có thể dịch là “Trở về con số không” (có nghĩa là trở về trường hợp không), và tựa tiếng Pháp sẽ là “Retour à la case de départ”.
Kiến thức của tôi về lý thuyết Phật giáo vẫn còn mới sơ khởi. Tôi được sinh ra là một Phật tử, đã thực hành theo Phật giáo trong cả cuộc đời mình, bắt đầu nghiên cứu Phật giáo như một chủ đề ở tuổi 50, một vài năm trước, và giờ vẫn chưa hiểu biết nhiều về nó.
Tất cả những gì tôi nhớ từ lời dạy của mẹ mình là “Khi con không gây hại cho người khác, con đã đối tốt với họ“.
Khi tôi có bài học đầu tiên trong Phật giáo, quy luật đó là “Thực hành năm nguyên tắc, đó là, không giết hại, không nói dối, không nói điều xấu hay sai trái với hay về người khác, không ăn trộm, và không ngoại tình“.
Tôi cảm thấy thật tuyệt vời để bắt đầu với năm nguyên tắc này vì nó nằm trong tầm với của tất cả những người mong muốn trở nên tốt hơn.
Với cách tiếp cận đơn giản này trong đầu, tôi hi vọng, với sự thực hành, tôi sẽ, tới khi cuốn sách này hoàn thiện, có một tầm nhìn rõ ràng hơn về những trải nghiệm cuộc sống của chính mình, như một nhân chứng cho sự phát triển của sự biến chuyện không ngừng và nhiều màu sắc của thứ chúng ta gọi là CUỘC SỐNG.
Chúc các bạn đọc sách vui vẻ!
(Nyon, 2007)
Anita H.
Sáng lập YourVietBooks.com
Về YourVietBooks.com: YourVietBooks là một tập hợp sách về Việt Nam cho những bạn đọc có hứng thú với lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, kinh doanh và quản lý của Việt Nam. Các tựa sách đều có cả tiếng Anh, Pháp, Đức, và tiếng Việt.

Translation Assignment_week8_ “Back to Square One – A New Turning Point (8)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140901151350-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-8?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm

Trở về con số 0 – Bước ngoặt mới (9)

Translation Assignment_week7_ “Back to Square One – A New Turning Point (9)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140903162335-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-9?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.html

Giao tiếp giữa các văn hóa

Vài bài đăng trong 10 ngày qua đã đem lại thêm cho tôi một vài bình luận và bạn bè, một dấu hiệu đáng khích lệ của những câu chuyện nhỏ mà tôi chia sẻ khi đem so sánh với các vấn đề cấp thiết các bạn đang đối mặt hàng ngày. Dù vậy, tôi tin rằng nếu mỗi người trong chúng ta thực hiện trách nhiệm của mình, và bằng những hành động bé nhỏ, cũng sẽ giúp giảm đi những nỗi đau trên thế giới, và vì vậy chúng ta đều đã đóng góp để tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Đề hướng về câu hỏi mà một vài người bạn mới đã gửi cho tôi, về nền tảng niềm tin Phật giáo của tôi, và về tầm quan trọng của giao tiếp giữa nhiều nền văn hóa, tôi rất vui để trích lại câu trả lời ngắn tôi viết một cách tự nhiên trên một diễn đàn về vấn đề Sức mạnh biến đổi của trải nghiệm đa văn hóa như sau:

TRÍCH

Chia sẻ trên trải nghiệm đa văn hóa của cá nhân tôi: Như một người Việt Nam lớn lên ở miền Nam trong nội chiến, tôi được hưởng những lợi ích của cả nền văn hóa Pháp và Mỹ trong thời niên thiếu. Sau thất bại của Sài Gòn (hay “giải phóng” miền Nam), tôi là một trong 800 ứng viên thành công trong số 43’000 người thi tuyển sinh vào rất nhiều trường đại học của nước Việt Nam thống nhất mới. Khi tốt nghiệp, tôi làm việc như một dịch giả chuyên nghiệp và thông dịch 5 ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Nga và tiếng Đức. Sau đó, tôi còn tiếp nhận thêm tiếng Đức Thụy Sĩ và tiếng Na Uy trong tập hợp ngôn ngữ tôi dùng như một dịch giả. Với nền tảng này, tôi đã trải nghiệm rất nhiều hoàn cảnh khi giao tiếp xuyên văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng, ngay cả trong cùng một nhóm dân tộc, chia sẻ chung một niềm tin, nói chung một ngôn ngữ. Trong quá trình học Phật, tôi học được rằng chúng ta được tạo hình từ những nhận thức ta có về thế giới thông qua những tiếp nhận từ người xung quanh và các giác quan, và cách trung hòa có ý thức những suy nghĩ tiêu cực cũng như xây lên những suy nghĩ tích cực, thông qua quá trình thiền. Tôi vẫn tiếp tục làm việc này và cảm thấy nó giúp rất nhiều trong việc phát triển lòng trắc ẩn để thấu hiểu “người khác” trong khi bạn giao tiếp với họ. Từ những gì tôi đọc được về chiến tranh Việt Nam, tôi cũng để ý rằng rất nhiều sự tàn phá và mất mát về mạng sống có lẽ đã không xảy ra nếu như hai bên được cho những cơ hội thấu hiểu lẫn nhau. Với tôi, hiểu văn hóa của người khác bắt đầu với việc mở rộng trí óc để chấp nhận rằng có thể có rất nhiều giải pháp cho một vấn đề, và không ai có thể luôn luôn đúng. Nếu chúng ta học cách lắng nghe chủ động, chúng ta có lẽ sẽ tìm ra một giải pháp giải quyết mâu thuẫn mà không phải cưỡng bách và áp đặt suy nghĩ của chính mình.” (Tháng 5/2011)

HẾT TRÍCH

Vào thời điểm giữa năm 2011, tôi vẫn lạc quan về tương lai của một thế giới bình đẳng và công bằng mà mâu thuẫn có thể giải quyết thông qua đàm phán và thỏa thuận chung. Kể từ đó, có thêm được nhiều kết nối chủ động qua internet và học được thêm nhiều điều về trạng thái thực sự của thế giới, tôi nghĩ rằng chỉ đơn thuần thấu hiểu văn hóa của người khác là chưa đủ, thêm vào đó, chúng ta còn nên học để hiểu cách thế giới chú ý đến chức năng và cách chỉ ra vấn đề “trong bối cảnh”.

Tôi nhận ra nó không chỉ nằm ở cấp độ của tôi, trong một khu vực nhỏ, mà nằm ở tất cả các cấp độ, không quan trọng công việc của bạn nhỏ hay lớn, thách thức đối mặt với giao tiếp đa văn hóa rất choáng ngợp.

Trước khi chúng ta hiểu “đa văn hóa” là gì, chúng ta cần định nghĩa văn hóa là gì. Giáo sư Raymond Williams, trong cuốn sách của mình “Keywords, a vocabulary of culture and society” đã nói

TRÍCH

Văn hóa là một trong hai hay ba từ phức tạp nhất tiếng Anh […] chính yếu bởi vì nó bây giờ đã được sử dụng cho những khái niệm quan trọng trong nhiều quy phạm trí tuệ riêng biệt và trong nhiều hệ thống suy nghĩ riêng biệt và đối lập.

Từ trang 87 đến 93 của cuốn sách này, sau một đoạn mô tả ngắn sự phát triển của thế giới trong văn học Anh, ông cũng đã so sánh sự phát triển này trong bối cảnh của Đức và Pháp, để đi đến kết luận rằng ngày nay, chúng ta có thể hiểu được “văn hóa” trên sự sử dụng rộng rãi của nó ở “âm nhạc, văn học, hội họa và điêu khắc, kịch và phim“.

Ông ấy cũng dẫn chứng, Kroeber và Kluckhohn, trong nghiên cứu của họ “Culture: a Critical Review of Concepts and Definitions” đã đề cập đến “sự khó khăn trong việc chon lựa một ý nghĩa ‘đúng đắn’ hay ‘phù hợp’ hay ‘khoa học’ và loại bỏ những ý nghĩa khác vì lỏng lẻo hay lộn xộn, và rằng trong một quy phạm, cách sử dụng khái niệm phải được làm rõ. Vì thế trong khảo cổ học và trong nhân chủng học văn hóa, sự tương quan tới văn hóa hay nền văn hóa chủ yếu là những sản phẩm cụ thể, trong khi trong lịch sử và nghiên cứu văn hóa, tương quan chủ yếu là về hệ thống biểu tượng và dấu hiệu“.

Sau đó ông còn thêm vào “cách sử dụng của từ ‘văn hóa’ trong ngôn ngữ khác tiếng Anh, vẫn còn nhiều biến thể phải xem xét. Ví dụ, trong nhóm tiếng Đức, tiếng Scandinavian và tiếng Slavonic, cách sử dụng theo nhân chủng học là phổ biến, trong khi ở tiếng Pháp và tiếng Ý, việc giải thích lại phụ thuộc tùy theo ý nghĩa trong nghệ thuật và học tập. Đối với ông, giữa các ngôn ngữ cũng như trong một ngôn ngữ, độ rộng và phức tạp của ý nghĩa và sự tương quan ám chỉ cả sự khác biệt về vị thế trí tuệ và một vài sự chồng chéo. Những biến thể này […] liên quan đến các góc nhìn khác biệt của hành động, mối quan hệ, và quá trình mà thế giới phức tạp này biểu thị. Sự phức tạp, nói cho cùng, không phải nằm trong thế giới mà nằm trong vấn đề khi những cách sử dụng khác nhau biểu thị rõ ràng.

Ngắn gọn, ông giải thích “khác biệt sử dụng từ ‘văn hóa’ trong tiếng Anh là vì những kết nối của nó với cách sử dụng liên quan việc yêu cầu kiến thức cao, sự tinh luyện, và sự khác biệt giữa nghệ thuật ‘cao’ (văn hóa) và nghệ thuật thông thường và giải trí.” […], và thêm vào đó, “cách dùng nhân chủng học và xã hội học đều đặn mở rộng của văn hóa và thuộc về văn hóa và những hệ thống như ‘tiểu văn hóa’ đã, vượt qua hoặc là xóa bỏ hiệu quả sự đối nghịch và sự khó chịu, lúng túng kèm theo nó.”

Ông kết luận rằng cách dùng gần đây của ‘văn hóa luận’, để chỉ một sự tương phản phương pháp luận với ‘cấu trúc luận’ trong phân tích xã hội học, giữ lại nhiều khó khăn ban đầu, và không phải luôn luôn vượt qua sự đối nghịch.”

HẾT TRÍCH

Chắc chắn, nó nghe có vẻ rất ‘lý thuyết’ và khó hiểu, ngay cả với tôi, người đã dành 2/3 thời gian giảng dạy trong khoảng 30 năm qua, giải mã những cuốn từ điển và từ vựng. May mắn thay, những nhà lý luận hiện đại và người khởi xướng giao tiếp đa văn hóa đã làm cuộc sống dễ dàng hơn cho những sinh viên chúng ta, với ngôn ngữ thực dụng và khô khan của họ.

Iris Varner và Linda Beamer, ví dụ, trong tái bản thứ 5 cuốn sách “International Communication in the Global Workplace” (Mc Grawhill Irwin, 2011) đã đề cập về sự cần thiết của năng lực giao tiếp kinh doanh đa văn hóa và sự phát triển đa dạng nội địa, và đề xuất một sê-ri những bài học thực tế cho khía cạnh ‘Cultural and Communication’ (văn hóa và giao tiếp), với vai trò của ngôn ngữ và ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp kinh doanh đa văn hóa, và tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán đa văn hóa. Cuốn sách cũng nói về những xem xét luật pháp và chính phủ trong quy phạm này, cảm hứng của cấu trúc kinh doanh và hợp tác văn hóa cũng như sự năn động đa văn hóa trong công ty quốc tế.

Là một thông dịch đa ngôn ngữ, đối mặt với hầu hết những giao tiếp xuyên văn hóa và đàm phán đa văn hóa, tôi thường bị đối chất trong những tình huống khi mà chỉ thành thạo ngôn ngữ yêu cầu hay bối cảnh kinh tế thôi là chưa đủ.  Một sự cập nhật liên tục về môi trường kinh tế vĩ mô, cũng như những phân tích quan trọng sự phát triển địa chính trị của các sự kiện thế giới đôi lúc cần thiết trong công việc đòi hỏi cao này. Bên cạnh đó, đây cũng là động lực chính để tôi giảng dạy vì hành động này giúp tôi giữ kết nối tới những mội quan tâm thực tế của sinh viên trong mảng này.

Thử thách càng lớn hơn khi đàm phán diễn ra từ xa, có thể qua skype hay teleconference, khi cả hai bên đôi lúc bị bất lợi vì những giới hạn trong tiếng Anh của họ cũng như sự thiếu hiểu biết về văn hóa của đối tác và áp lực từ việc chuẩn bị vội vã trong hầu hết các trường hợp.

Cá nhân mình, tôi thích những thử thách, và yêu thích gặp gỡ những người mới, nên tôi không bận tâm những giờ làm việc dài chăm chỉ.

Cám ơn sự chú ý của bạn, hẹn lần sau,

Anita H.

Translation Assignment_week7_ “Back to Square One – A New Turning Point (9)” by Author Anita H.

Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140903162335-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-9?trk=mp-reader-card

Submission : December 13, 2014 by ENG-4-MBA_HENG_Trainee123_toungquoc.htm