Cách mà tôi vượt qua những người giỏi hơn mình để được thuê!

(UPDATE: Lời đầu tiên, xin cảm ơn hàng trăm bình luận và email các bạn đã gửi cho tôi để kể những câu chuyện của mình, và cho thấy bài viết này đã giúp các bạn như thế nào trong con đường nghề nghiệp. Tôi chỉ đơn giản thử kể ra câu chuyện của mình, câu chuyện về cách mà sự mong muốn đã giúp đỡ tôi trên con đường tìm việc, và tôi rất phấn khởi khi biết rằng nó cũng đã đem lại lợi ích cho các bạn. Tôi sẽ giải thích rõ ràng hơn cụm từ “ứng viên giỏi hơn tôi”. Đó là những người tham gia nhiều lớp học hơn, có điểm trung bình cao hơn, vv. Chủ yếu thì tôi muốn nói với những người thường nghĩ là đối thủ của mình giỏi hơn và e ngại nộp đơn ứng tuyển rằng: Tỷ lệ thắng của bạn tăng lên khi bạn đặt cược bằng cả tâm trí và trái tim mình! your odds of winning go up when you put your hat, and heart, in to the ring – thank for Jin’s insight – qto 😀 )

Khi tôi đang chuẩn bị cho hội chợ việc làm 2 năm một lần lúc học năm nhất đại học, triển vọng tìm kiếm thực tập có vẻ không được tốt cho lắm.

Bạn bè tôi đã quyết định rằng tham gia hội chợ thật phí thời gian. Trường chúng tôi là một ngôi trường Giáo dục Đại cương (Liberal Arts) nhỏ ở Midwest, nơi mà công việc về công nghệ cũng hiếm như cơ hội được vui vẻ. Bong bóng công nghệ đã nổ tung. Sự kiện 11/9 tàn phá sâu hơn vào nền kinh tế. Các kỹ sư chúng tôi lúc đó chắc hẳn được chào đón ở những bữa tiệc của nữ sinh, nhiều hơn là ở các sự kiện nghề nghiệp.

Tại sao phải đi chứ? Bạn tôi hỏi.

Hoàng tử bi quan đã tạo nên vị thế của họ (ở trường kỹ sư thì hoàng tử nhiều hơn công chúa). Giống như trong các tình huống xã hội, họ đầu hàng trước khi trận chiến bắt đầu. Tôi cũng đã nao núng. Nhưng tôi tin rằng, chỉ cần được nói chuyện với nhà tuyển dụng, điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Tôi tự tin nhà tuyển dụng chỉ cần một cuộc trò chuyện 5 phút để yêu tôi. Thêm vào đó, tôi không muốn dành cả mùa hè ở làng đại học. Sự tự phụ làm tôi phấn chấn và sự tuyệt vọng cho tôi động lực. Tôi soạn lại resume của mình, chỉnh trang bản thân và tiến đến hội chợ.

Và rồi, nó xảy ra.

Tôi nhìn thấy một vị trí đăng là “Nhân viên Phân tích tài chính”. Tôi cũng nhận ra không ai trong khoa khoa học máy tính ứng tuyển vào đây cả. Chức danh cho thấy chẳng có mấy việc dính tới phần mềm. Tôi thì cứ đi tới bốt của công ty và đề nghị nhà tuyển dụng từ Sprint nói cho tôi biết một vài chi tiết về công việc. Cô ấy nói rằng họ cần một người có kinh nghiệm về SQL và Visual Basic để giúp xây dựng một hệ thống dữ liệu hóa đơn. Đây hẳn là một vị trí mà sinh viên khoa học máy tính nên nộp vào, tôi nghĩ.

Tôi nói với nhà tuyển dụng, cùng một nụ cười làm bừng sáng Missouri, “Tôi có kinh nghiệm trong lãnh vực mà cô muốn và tôi vui lòng được ứng tuyển. Nhưng mà cô biết đấy, chức danh có vẻ hơi lạ so với những kỹ năng được yêu cầu.”

Nhà tuyển dụng nói, “Cậu nói đúng! Tôi đã vội vàng tạo ra nó vì nhóm cần tuyển thuộc trung tâm chi phí tài chính. Giám đốc nhân sự sẽ có thời gian nói chuyện vào cuối buổi sáng nay. Cậu có muốn thử xem mình phù hợp hay không không?”

Chỉ như vậy, tôi đã được mời phỏng vấn tại một hội chợ việc làm. Bằng cách bước đến chỗ nhà tuyển dụng một cách tự tin và cũng đầy tò mò.

Tôi được dẫn đến một phòng hội nghị, nói chuyện với Giám đốc nhân sự. Chúng tôi bàn kĩ hơn về mô tả công việc, và tôi đã nghĩ ra một chức danh phù hợp hơn. Giám đốc rất ấn tượng vì tôi đã không bị chức danh của vị trí này làm mất tinh thần. Và vì có những kỹ năng phù hợp, tôi bước ra cùng với một đề nghị làm việc.

Tại một hội chợ việc làm được cho là chả có cơ hội nào cho tôi, vậy mà tôi đã có được một cuộc phỏng vấn và một đề nghị làm việc cho công việc tôi hỗ trợ viết mô tả trong cùng một ngày.

Tôi nhận thấy đây là một kịch bản màu hồng, nhưng cũng có một vài bài học cho những người đang tìm việc, cho dù còn trẻ hay đã có kinh nghiệm.

  • Tìm việc rất mệt mỏi nhưng cũng rất vui. Những người mà bạn chưa biết là ai sẽ kiểm tra bạn. Nếu mà nó dễ dàng, thì họ đã gọi nó là bóng đá (football ở Mỹ hình như là bóng bầu dục thì đúng hơn 😀 ). Đừng bao giờ, bao giờ, bao giờ đánh mất hy vọng.
  • Chức danh công việc chỉ như Vườn Quảng trường Madison. Địa điểm biểu tượng của NY chả phải là quảng trường, cũng chả phải là công viên. Tương tự, chức danh đôi lúc không chính xác và cũng không phù hợp một cách bí ẩn ( :mrgreen: ). Hãy đặt câu hỏi, và nhìn cao hơn chức danh công việc. Bạn sẵn lòng làm vậy sẽ khiến bạn đủ năng lực hơn chính công việc đó.
  • Tôi không phải là kỹ sư có năng lực nhất cho công việc trong khoa CS. Tôi chỉ là người có năng lực nhất đã nộp đơn ứng tuyển. Nhiều người khác đã có thể có công việc này nhưng không ứng tuyển. Tôi đến đúng lúc đúng chỗ, nhưng tôi cũng đến khi người khác chọn không đến. Nếu bạn có khuynh hướng hạ thấp mình, nhớ rằng: Không phải lúc nào bạn cũng phải là người giỏi nhất để chiến thắng.
  • Có thể bất công khi tôi vượt qua những người năng lực hơn để có được công việc. Vậy thì, bạn đã mất bao nhiêu cơ hội vào tay người không giỏi bằng bạn? Cuộc sống không được quản lý bởi một kế hoạch hoàn hảo. Một chuỗi tất cả các sự kiện, quyết định và kết quả tạo nên những đường may của tấm thảm số mệnh (bản gốc là “threads of a grand tapestry” – grand tapestry thực ra chỉ là một tấm thảm thêu lớn, nhưng trong cổ tích Hy Lạp, La Mã gì đó thì có thể thấy hình tượng mấy bà thần số mệnh thêu nên lịch sử bằng tấm thảm nên mạo muội dịch vậy 😀 – qto). Khi bạn có một cơ hội khác, hãy làm hết sức và chứng minh bạn xứng đáng.
  • Về việc chứng minh bạn xứng đáng, kỹ năng là điều cần lưu tâm. Không ngừng học hỏi và tiến bộ. Giá trị bạn mang lại cho công ty sẽ giúp bạn căng buồm khi thời cơ đến, và đóng vai trò mũi neo khi biển xanh nổi bão. Dù bạn không thể kiểm soát được gì, thì kỹ năng là điều bạn có thể. Không có sự thay thế nào cho năng lực và sự xứng đáng.
  • Nếu “người bạn biết” quan trọng thế nào thì “người bạn không biết” cũng quan trọng không kém. Giới thiệu bản thân cho một người bạn không biết, và đề nghị họ xem xét sẽ khiến bạn lo lắng. Nếu không thấy vậy thì thật khác người. Nhưng đề nghị họ cho bạn một chút thời gian thì lại cho họ lại thấy bạn tôn trọng họ. Không thật tâm mà lại hoài nghi sẽ không thể tiếp cận sự chân thành của người khác. (Nguyên gốc là: No heart, however corporate and cynical, is immune to sincere human outreach – thật không biệt dịch từ coporate ở đây sao cho phải 😀 – qto).
  • Cuối cùng, may mắn đã cho tôi công việc đó. Và nó dạy tôi rằng, sự may mắn, cũng như nghị lực, có thể thúc đẩy quyết định tuyển dụng. Tôi nhớ về điều này mỗi khi công việc diễn ra không như tôi muốn. Đừng bao giờ gắn giá trị bản thân vào sự thành bại của một công việc. Bạn là tổng thành của toàn bộ nỗ lực, không phải chỉ là một buổi phỏng vấn thất bại. Và cũng nhớ rằng, khi may mắn đến với bạn, hãy hứng thú tận hưởng nó, nhưng đừng quên thêm vào một chút khiêm nhường.

Translated from Nishant Bhajaria‘s Article “How I got hired – over people better than me!

5 Cách vượt qua bản ngã

“Chúng ta hoặc là làm mình khốn khổ, hoặc là làm mình mạnh mẽ. Hướng nào cũng tốn sức như nhau.” – Carlos Castaneda.

Bản ngã, như Juan Matus miêu tả, là một con rồng có một ngàn cái đầu. Một sinh vật hủy diệt, mù quáng buộc chúng ta phải tin rằng mình chỉ là chính mình khi so sánh với người khác. Chúng ta phung phí sức lực tin vào điều hoang đường này trong khi có thể tận hưởng cuộc sống. Vậy phải làm gì để cắt đầu con rồng đó, vượt qua bản ngã và lấy lại sức mạnh của mình?

1. Xác định động lực của bạn

Điều gì thúc đẩy bạn chấp nhận thử thách? Hầu hết chúng ta, hầu hết thời gian, đều hào hứng khám phá, học hỏi và cảm nhận. Khi kiếm tìm nguồn động lực trong cuộc sống, chúng ta sẽ đối mặt với cuộc chiến giữa con người tốt đẹp và bản ngã của mình. Bản ngã sẽ thúc chúng ta tìm động lực từ những gì mình đạt được và chiếm được, trong khi con người tốt đẹp lại muốn chúng ta học hỏi, trải nghiệm và sống. Điểm khác biệt lớn giữa động lực dựa trên học tập và động lực dựa trên thành tựu là thất bại trong việc đạt được thành tựu sẽ dẫn đến sự khủng hoảng giá trị bản thân. Tìm động lực từ học tập là cách tốt nhất để vượt qua bản ngã của mình và vượt qua động lực dựa trên thành tựu không chắc chắn. Chúng ta luôn luôn có thể học ngay cả khi không thành công!

2. Tập trung vào quá trình

Cuộc sống là một quá trình, không phải một cái giỏ thành tích. Như Ralph Waldo Emerson đã nói, “Cuộc sống là một hành trình, không phải là một đích đến.” Khi chúng ta bắt đầu hiểu về cuộc sống và bản chất thực sự của nó, chúng ta sẽ nhận ra điều thực sự quan trọng là điều chúng ta trải nghiệm trong suốt cuộc đời, chứ không phải kết quả của nó. Trong hành trình của cuộc sống, chúng ta tìm thấy tất cả những trải nghiệm đẹp đẽ và đáng nhớ. Chúng ta tìm thấy nụ cười, nước mắt, những nụ hôn và cả những rắc rối. Chúng ta tìm thấy niềm đam mê, sở thích và cả lo lắng. Trong hành trình của cuộc sống, chúng ta tìm thấy những gì ý nghĩa và màu nhiệm. Bản ngã của chúng ta sẽ tự động làm chúng ta hấp thụ thái độ đi đến nơi nào đó và đạt được gì đó. Bản ngã của chúng ta không quan tâm vào quá trình, chỉ cần nó đạt được và nó cảm thấy mình giỏi. Nếu chúng ta đi theo nó thì sẽ không bao giờ tận hưởng được khoảnh khắc hiện tại và tất cả những cuộc hành trình ta tham gia. Nếu chúng ta không đến được một nơi nào đó hay đạt được một điều gì đó, bản ngã sẽ khiến chúng ta cảm thấy vô dụng, mất động lực và mất mục đích. Vượt qua bản ngã để có thể tận hưởng hiện tại, hãy tập trung vào quá trình.

3. Đừng so sánh mình với người khác

Bản ngã sẽ luôn so sánh chúng ta với người khác. Đó là cội nguồn sức mạnh của nó, sức mạnh mà chúng ta muốn chiếm lại. Khi so sánh thành quả và những thể hiện trong quá khứ của mình với hiện tại, đôi lúc chúng ta thất bại. Đôi lúc chúng ta sẽ không thành công ở những thứ chúng ta đã từng làm hay ai đó đã từng làm. Bản ngã sẽ trừng phạt bằng cách khiến chúng ta cảm thấy thua kém và vô dụng. Giá trị bản thân sẽ bị ảnh hưởng và chúng ta mất đi cội nguồn chắc chắn của sự tự tin. Nếu chúng ta thành công và vượt qua người khác, bản ngã sẽ khiến chúng ta nghĩ rằng mình thật giỏi và bất khả chiến bại, điều mà chắc chắn là ảo tưởng. Giá trị bản thân là hoàn toàn tương đối và không bao giờ nên so sánh với người khác. Đây là điều bản ngã muốn giấu chúng ta. Tất cả mọi người đều có một giá trị không thể cân đo đong đếm. Không so sánh mình với người khác không có nghĩa là giữ một tính cách tầm thường không mục đích. Không so sánh mình với người khác có nghĩa là chúng ta nhận thức về bản thân mình, tiêu hủy những thói quen vô thức và thực sự biết chúng ta là ai.

4. Quên đi hệ thống thông thường

Chúng ta là một phần của một hệ thống, một hệ thống thống trị lớn. Cụ thể hơn, chúng ta là một phần của một hệ thống thưởng – phạt, hay như cách tôi gọi nó, tư duy thắng – thua. Từ khi còn là những đứa trẻ, chúng ta thường bị phạt khi mắc lỗi. Và nó cứ tiếp diễn khi chúng ta bắt đầu đi học, rồi học lên cấp 3, lên đại học, cho tới khi đi làm và có lẽ, tới tận lúc chết. Thiên đường hay địa ngục, thưởng hay phạt? Hệ thống này chỉ là một cách nuôi dưỡng bản ngã của chúng ta và hủy diệt hoàn toàn khả năng tự đánh giá. Bản ngã sẽ làm chúng ta thấy mình giỏi nếu chúng ta thắng và chúng ta sẽ luôn mong đợi một phần thưởng từ những chiến thắng đó. Nếu chúng ta thua và thất bại, bản ngã sẽ đánh gục ta xuống và làm ta thấy mình như con kiến ở Manhattan. Hãy quên hệ thống này đi, và chú ý rằng chúng ta không phải là những con vật trong rạp xiếc, chúng ta không cần phần thưởng để cảm thấy mình có giá trị cũng như hình phạt để mình phải học. Chúng ta là những sinh vật độc lập, đầy đủ nhận thức và ý thức. Chúng ta học từ những trải nghiệm. Phần thưởng thực sự, duy nhất mà chúng ta nên tìm kiếm là kiến thức và sức mạnh có được từ cuộc sống.

5. Đừng khoác lác

Thỉnh thoảng, chúng ta đề cập thành tích, những chuyến phiêu lưu và những mục đích của mình trong lúc trò chuyện. Chắc chắc chúng là những thứ xóa tan khoảng cách tốt nhưng nếu chúng ta muốn có thịt rồng cho bữa tối, chúng ta phải thay đổi cách mình nói. Khi nói chuyện với ai đó, bản ngã của chúng ta sẽ tự đo lường nó với người này. Khi điều đó xảy ra, chúng ta thường kể tên những nơi chúng ta đến, điều chúng ta đạt được, thứ chúng ta có, những việc ta đã làm,.. Bản ngã sẽ lấp đầy khoảng trống của cuộc trò chuyện với những thứ cá nhân, những thứ rõ ràng làm chúng ta đáng giá và có lẽ là ấn tượng, giỏi giang. Chúng ta ấn tượng và giá trị mà không cần phải nói với tất cả mọi người những gì ta đạt được, đăng lên Facebook, hay đáp trả sự khoe khoang của người khác bằng cách tự tôn vinh chính mình. Hiểu rằng thành tích của mình là của mình, chúng ta sẽ thấy những gì người khác làm không thực sự trở thành vấn đề. Chúng ta sẽ có được sức mạnh cá nhân và trở nên độc lập với bản ngã của chính mình và những ý kiến trái chiều về chúng ta!

Translated from Jose Andres Arvide‘s Article “5 Hacks to Overcome Your Ego“.