Cách để tỏa sáng trong một cuộc phỏng vấn

Giờ thì bạn bè mình có nhiều người đã có việc làm ổn định, có nhiều người còn đang đi học lên và cũng có nhiều người giờ mới bắt đầu hành trình tìm việc. Đọc qua bài này, trang bị thêm một vài mẹo nhỏ xem sao :mrgreen:

Bạn đã trau chuốt resume của mình, phá hủy máy photocopy, và sắp xếp để có được một cuộc phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Nhưng rồi thì sao? Bạn đã hoàn thành phần dễ nhất để có được một cuộc phỏng vấn, bây giờ bạn cần phải làm cho chính mình thực sự tách biệt ra khỏi đám đông và biến cuộc phỏng vấn trở thành công việc. Phỏng vấn có thể thực sự là một trải nghiệm khó khăn, nhưng trong tất cả, chúng đều có xu hướng đi theo một khuôn mẫu tương đồng, và có hàng tá thứ bạn có thể làm để đưa mình vào đúng khung hình của trí óc và chuẩn bị để tỏa sáng, vượt qua những ứng viên khác. Đây là những gì bạn cần phải làm, bắt đầu từ lúc đầu tiên:

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Giúp mình sẵn sàng cho ngày phỏng vấn có lẽ là một trong những phần quan trọng nhất của quá trình. Nhiều công ty sẽ cho bạn khoảng một tuần để chuẩn bị cho nó. Điều này là để cho bạn thêm nhiều thời gian chuẩn bị cho bản thân mình vì họ muốn thấy bạn ở phong độ tốt nhất, vậy nên, đừng trì hoãn – hãy chuẩn bị!

Tập dượt những câu hỏi điển hình

Nhiều người phỏng vấn sẽ hỏi bạn những câu hỏi tương tự nhau cho dù là về mảng nào hay ngành nào, vì họ đang tìm kiếm một góc nhìn cá nhân hơn là một quan điểm chuyên môn khi quyết định tuyển dụng. Họ muốn đảm bảo rằng khát khao của bạn phù hợp với công ty, và bạn phù hợp với văn hóa của nó. Glassdoor nghiên cứu tỉ mỉ hàng hàng cuộc phỏng vấn và tạo nên 100 câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất. Tốt nhất là bạn hãy xem qua một danh sách như thế này, xem nếu bạn có thể chuẩn bị và lên kế hoạch những điểm bạn muốn đề cập, và cố gắng nhớ những điểm quan trọng không phải nhớ bài nói – nói chuyện như kịch trong một cuộc phỏng vấn thường đem lại những kết quả khá tiêu cực.

Liên kết với Resume của bạn

Khi bạn xem xét cách bạn muốn trả lời câu hỏi, cố gắng liên kết câu trả lời đến những bằng chứng bạn có thể tìm thấy trong resume của mình. Không gì tạo nên một cuộc trao đổi mạnh mẽ để thuê bạn bằng việc bạn có thể phản ánh những gì bạn học được và cách bạn phát triển, cũng như có khả năng bạn chú ý đến những sai sót của mình. Khi nói về các sai sót, cố gắng tô đậm cách mà công việc này sẽ giúp bạn phát triển và tập trung vào chúng bên cạnh việc củng cố những kỹ năng sẵn có. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi làm điều này, vì họ có thể sẽ nghĩ bạn đang cố gắng lợi dụng cơ hội huấn luyện và phát triển của họ. Một vài thứ bên trong những dòng này:

Mặc dù tôi chưa từng làm việc ở cấp quản lý, tôi đã làm trong rất nhiều đội nhóm và đã tiếp nhận một vài nhiệm vụ của người lãnh đạo, như là trong dự án ở phòng Marketing của Công ty A. Nó sẽ là một thử thách lớn với bản thân tôi, và tôi đang ở một vị trí trong con đường nghề nghiệp của mình mà tôi đã sẵn sàng để đón nhận bước tiếp theo.

(Cần giúp đỡ với Resume của mình? Hãy đọc bài 10 Mẹo phác thảo một Resume hoàn hảo)

Chuẩn bị tinh thần

Hãy nghĩ về số lượng người mà bạn đang cạnh tranh để có thể có công việc. Bạn vàn phải chứng minh không chỉ với công ty, mà còn với chính bạn, rằng bạn xứng đáng cho vai trò này và xứng đáng để có được công việc. Xem qua kinh nghiệm của mình, những kỹ năng bạn có, và tô đậm với chính mình tại sao bạn xứng đáng với công việc, và lợi ích nào bạn có thể mang lại cho công ty. Điều này rõ ràng sẽ đem lại cho bạn một hiệu ứng giúp mở cách cửa tự tin, cách mà bạn thể hiện chính mình, và sẽ được chú ý bởi những người phỏng vấn.

Giao tiếp trước phỏng vấn

Đây là một điều mà mọi người thường quên xem xét. Bạn sẽ giao tiếp với một công ty hay người phỏng vấn trước buổi phỏng vấn, và những ấn tượng ban đầu này có thể tạo nên một ảnh hưởng thực sự về cách họ xem xét bạn sau và trong suốt buổi phỏng vấn. Nếu bạn đang nộp đơn cho một công ty lớn, trang trọng trong tất cả giao tiếp với họ, và cám ơn họ vì cơ hội (không phải mọi lần, nhưng ít nhất một lần!). Một lần nữa, cách bạn giao tiếp với họ sẽ phụ thuộc vào văn hóa sẵn có của công ty, và nó có thể là một cách tốt để đánh giá xem bạn cảm thấy công ty có phù hợp với mình hay không. Thêm nữa, nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi về quy định trang phục của buổi phỏng vấn. Không có gì tệ hơn việc mang com-lê tới một buổi phỏng vấn và nhận ra ai cũng mang jeans và áo thun có cổ.

Trong ngày phỏng vấn

Trang phục

Nghĩ về quá trình phỏng vấn. Bạn có lẽ đã gửi đi một bản resume, liên lạc qua điện thoại hay email để hẹn lịch phỏng vấn, và bây giờ bạn đến trước cửa. Đây là lần đầu tiên họ thực tế nhìn thấy bạn. Và như đã nói, ấn tượng đầu tiên sẽ còn mãi. Điều quan trọng là bạn phải ăn mặc để tạo ấn tượng, nhưng cũng phải ăn mặc phù hợp. Nếu họ bảo bạn ăn mặc chuyên nghiệp, đảm bảo com-lê sạch sẽ và được là ủi cẩn thận, thắt lưng và giày đồng bộ (một mẹo tuyệt vời cho bất cứ trang phục nào!), và bạn chải chuốt đàng hoàng. Các quý cô, không trang điểm đậm quá; một vẻ ngoài tự nhiên, trơn láng sẽ tạo ra một sự tao nhã tuyệt vời, những cảm xúc tinh tế cũng như một sự tự tin. Dù trang phục không phải là tất cả, đảm bảo bạn có ngôn ngữ cơ thể đồng bộ (chúng ta sẽ nói về việc này sau).

Đúng giờ

Rồi ngày đó đã đến. Đảm bảo bãn đã chuẩn bị cho hành trình của mình, có một bản sao sạch sẽ của resume để đề phòng, và bạn ăn mặc đoan trang, phù hợp. Cho mình đủ thời gian để đến đó sớm, tôi luôn đề nghị cố gắng đến nơi 20 phút trước khi phỏng vấn, và đăng kí vào hay làm gì đó để họ biết là bạn đã đến. Mặc dù có lẽ họ sẽ không gặp bạn sớm hơn, họ biết rằng bạn hăng hái và bạn đã đến đúng giờ, nhưng không đến quá sớm một cách kì cục, đó là một dấu hiệu của kỹ năng tổ chức tốt. Nhiều người sẽ đến sớm và chờ cho đến 5 phút trước phỏng vấn mới cho người ta biết rằng họ đã đến, nhưng bạn đang cạnh tranh – hãy tận dụng tất cả ưu thế dù là nhỏ nhất.

Ngôn ngữ cơ thể

Không phải bạn nói gì mà là bạn nói như thế nào. Ai cũng đã từng nghe một câu nói như vậy, và nó rất quan trọng. Tôi biết được ít nhất hai người đã mất đi công việc chỉ vì họ dường như “quá thoải mái” hay “không đủ đam mê” vì cách họ ngồi trong buổi phỏng vấn. Giữ ngôn ngữ cơ thể của bạn rộng mở và quan tâm (ngồi thẳng, mở rộng vai và tay), cố gắng không uể oải. Kiếm soát cơ thể mình là một cách tuyệt vời để chứng tỏ bạn tự tin. Một vài cách tốt để tập luyện ngôn ngữ cơ thể là thu hình chính mình trong một cuộc phỏng vấn giả rồi phân tích sau đó. Nghiên cứu những phát thanh viên và những nhân vật nổi tiếng trong các buổi phỏng vấn (trong tin tức, chương trình nói chuyện, vv) và xem cách họ thể hiện mình rồi bắt chước theo. Một mẹo khác là cố gắng bắt chước một cách tinh tế cách cư xử của người phỏng vấn. Nếu bạn làm điều này quá lộ liễu thì có thể bị nhìn ra và gây ra khó chịu, nhưng nhìn chung, mọi người vô thức bắt chước cách cư xử của những người họ thích như một cách để cố gắng có được sự chấp nhận và tin tưởng. Mặc dù nó thường xảy ra khá tự nhiên, cũng nên nhận thức về nó.

Tự tin, trung thực

Tuân theo một chú ý tương tự như Ngôn ngữ cơ thể, thật cẩn thận với việc chọn lựa ngôn ngữ trong buổi phỏng vấn. Tránh những cụm từ yếu như là “Tôi cảm thấy..”, “Tôi nghĩ là..” vì chúng cho thấy bạn không chắc về ý kiến của mình. Thay vào đó, nói đơn giản “Tôi là..”, “nó là..”, vì nó cho thấy không chỉ bạn tự tin vào những gì mình đang nói, mà còn là tin vào những gì bạn đã phản ánh từ trước và tạo ra sự quả quyết (đặc biệt là khi đang nói tới kinh nghiệm hay trường hợp quá khứ). Liên quan tới trung thực, đừng nói dối về những thứ có được từ công việc cũ, mà hãy đơn giản là trung thực về những gì bạn đã đạt được trước đây và những gì bạn muốn cải thiện. Nếu gian dối, bạn sẽ đưa mình vào một nguy cơ hiểm nguy trong tương lai, khi những chuyên môn của bạn được cần đến, nó sẽ gây ra xích mích trong nhóm tại nơi làm việc. Đừng xấu hổ nếu bạn cảm thấy những thành tích của mình bé nhỏ so với người cùng tuổi hay chuyên môn, ai cũng phải bắt đầu ở đâu đó!

Chuẩn bị câu hỏi

Làm bài tập về công ty mà bạn đang nộp đơn và chuẩn bị vài câu hỏi có ý nghĩa. Có thể xem xét liệu văn hóa công ty có phù hợp với bạn không, và hỏi về không gian văn phòng và sự năng động của nó, hay về những việc nên, không nên làm. Ngoài ra, có thể hỏi về kết quả mong đợi của một ngày làm việc bình thường, hay những quyền tự quyết mà bạn có – bất cứ thứ gì quan trọng của một vị trí đối với bạn. Không chỉ việc đặt câu hỏi mang lại lợi ích cho bạn, nó còn cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đang đánh giá sự phù hợp của mình với công ty, và nó sẽ giúp đảm bảo cả hai phía hiểu rõ nhau hơn.

Tổng kết

Và đó là tất cả, một vài mẹo nhỏ để giúp bạn xử lý những tình huống trong phỏng vấn. Tôi sẽ nói điều lớn nhất cần quan tâm chính là Tự tin. Tự tin rất quan trọng trong nhiều trường hợp vì nó sẽ giúp bạn: a) Quyết định công ty nào là phù hợp mọi mặt với mình và bạn sẽ không đơn giản lao vào mọi thứ vì họ cho bạn một công việc. b) Nổi bật trong quá trình phỏng vấn, nhưng đảm bảo bạn biết được ranh giới giữa tự tin và tự phụ. c) Giữ bạn ở hàng đầu trong trí óc của nhà tuyển dụng và người phỏng vấn trong trường hợp cơ hội xuất hiện đâu đó hay trong tương lai. Phỏng vấn không nhất thiết phải là Có hoặc Không, mà nó có thể trở thành một cơ hội kết nối tốt. Tôi chúc tất cả các bạn có được những điều tốt đẹp nhất trong những cuộc phỏng vấn tương lai, và mong các bạn có được công việc mơ ước cũng như thăng tiến trong nghề nghiệp!

Translated from Kerim Hudson‘s Article “How To Steal The Spotlight At An Interview

Thật sự là trong bài này có những cách diễn đạt mà mình thấy khá là khó dịch :mrgreen: nhưng mà cũng xong xuôi rồi ^^ Chúc các bạn sẽ đi phỏng vấn đạt nhiều thành công ^^

Bài thuyết trình thang máy hoàn hảo để có công việc

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, một trong những nhiệm vụ đầu tiên trong danh sách phải làm chính là phác thảo một “bài thuyết trình thang máy” hoàn hảo. Nó là bài phát biểu 30 giây tóm tắt bạn là ai, làm gì và tại sao bạn sẽ là ứng viên tốt nhất.

Bạn nên có khả năng sử dụng bài thuyết trình này tại bất cứ thời điểm nào, từ một buổi phỏng vấn tìm việc cho đến một bữa tiệc cocktail với một người nào đó mà họ có thể sẽ giúp bạn có được công việc.

(Xem thêm: Lời khuyên phỏng vấn làm việc đàn ông lớn tuổi không muốn nghe)

Nghe có vẻ đơn giản nhỉ? Nhưng hãy nghĩ về việc tóm tắt hơn 50 năm thành tích cuộc đời bạn vào trong một bài nói 30 giây một cách hiệu quả xem, nó cứ như phải nhét một con voi vào chiếc Volkswagen Beetle vậy.

Tôi hiểu mà. Thế nên để giúp bạn phát triển một bài thuyết trình thang máy tuyệt hảo, tôi đã chia quá trình đó ra làm chín bước:

1. Làm rõ mục tiêu nghề nghiệp. Như câu nói nổi tiếng của Yogi Berra “Bạn phải thật cẩn thận nếu bạn không biết bạn đang đang đi đâu, bởi vì có lẽ bạn sẽ không thể đến đó.”

Nên khi bạn bắt đầu viết bài thuyết trình thang máy, hãy xác định rõ ràng cách tốt nhất để miêu tả chuyên ngành của bạn và thể loại công việc bạn đang hướng tới. Cho tới khi bạn có thể giải thích rõ ràng về vị trí mình mong muốn, không ai có thể giúp bạn tìm ra nó hay thuê bạn làm nó.

2. Viết ra giấy. Viết ra tất cả mọi thứ bạn muốn nhà tuyển dụng tiềm năng biết về kỹ năng, thành tích, kinh nghiệm làm việc có liên quan tới vị trí mục tiêu của bạn. Sau đó lấy cây viết đỏ và gạch bỏ không thương tiếc tất cả những thứ không quan trọng đối với bài thuyết trình.

Hãy cứ chỉnh sửa cho tới khi bạn chỉ còn một vài điểm hay câu quan trọng. Mục tiêu của bạn là làm người nghe thích thú với việc được biết nhiều hơn, chứ không phải là kể về cả cuộc đời bạn. Vậy nên hãy loại bỏ những chi tiết không liên quan có thể gây xao nhãng khỏi thông điệp trọng tâm.

3. Định dạng nó. Một bài thuyết trình tốt nên trả lời ba câu hỏi: Bạn là ai? Bạn làm gì? Bạn tìm kiếm điều gì?

(Xem thêm: Lời khuyên phỏng vấn làm việc phụ nữ lớn tuổi không muốn nghe)

Đây là một ví dụ về cách bắt đầu một bài thuyết trình có những điểm quan trọng: “Xin chào. Tôi là Jessica Hill. Tôi là một nhân viên kế toán với 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp bảo hiểm và tôi đang tìm kiếm một cơ hội ở khu Dallas ở các công ty bảo hiểm hay tài chính.”

Bài thuyết trình này chỉ mất tầm 15 giây. Jessica sau đó sẽ muốn dành 15 giây còn lại để thêm vào các chi tiết về vị trí bạn hàng độc đáo của cô ấy, những kỹ năng đặc biệt và những các rõ ràng cô ấy có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng tiềm năng.

4. Viết bài thuyết trình cho họ, không phải bạn (nguyên gốc tác giả dùng Tailor – may, để nói rõ là người viết phải viết thật sát, phù hợp với người nghe, như khi may áo quần cho ai đó phải đo đạc kĩ lưỡng vậy, nhưng vốn từ ít ỏi nên không biết dịch sao cho hay :mrgreen: – qto). Rất quan trọng để nhớ rằng những người nghe bài thuyết trình của bạn sẽ bật ăng-ten của họ và tinh chỉnh tới WIFM (What’s in It for Me? – Có gì cho tôi?) Nên đảm bảo là tập trung thông điệp của bạn vào nhu cầu của họ.

Ví dụ, lời giới thiệu: “Tôi là một nhân viên nhân sự với 10 năm kinh nghiệm trong công ty hàng tiêu dùng.” sẽ được tăng thêm sức mạnh nếu bạn nói “Tôi là một nhân viên nhân sự với một bảng thành tích tốt trong việ giúp đỡ công ty nhìn nhận và tuyển dụng những tài năng tốt nhất cho vị trí quản lý.”

Sử dụng những thuật ngữ đem tập-trung-vào-lợi-ích sẽ giúp thuyết phục người phỏng vấn là bạn có kinh nghiệm, hiểu biết và kỹ năng để làm tốt công việc ở công ty họ.

5. Loại bỏ các biệt ngữ nghề nghiệp. Bạn cần phải làm bài thuyết trình của mình dễ hiểu cho tất cả mọi người, nên hãy tránh sử dụng các từ viết tắt và thuật ngữ mà những người bình thường hay người phỏng vấn có thể không hiểu.

Khiển người nghe cảm thấy mình ngu ngốc hay thiếu hiểu biết không phải là điều bạn muốn làm.

6. Đọc bài thuyết trình lớn lên. Như Deborah Grayson Riegel của Fast Company chỉ ra gần đây trong bài viết của cô ấy “Vấn đề với bài thuyết trình thang máy của bạn và cách sửa“, viết thì trang trọng và có cấu trúc hơn nói. Nếu bạn không cẩn thận, bài thuyết trình thang máy có thể nghe như một đoạn quảng cáo thương mại hơn là một mẩu hội thoại.

Đọc nó lớn lên và biến đổi một số từ sẽ giúp bạn nói tự nhiên hơn.

7. Tập luyện, tập luyện, tập luyện (và hỏi xin phản hồi). Diễn lại bài thuyết trình của bạn trước gương hoặc sử dụng chức năng thu âm của máy tính, để bạn có thể nhìn và nghe thấy chính mình.

Đầu tiên có thể ngượng ngùng, nhưng bạn tập luyện càng nhiều, bạn truyền đạt sẽ càng trôi chảy.

Hãy tiếp tục tinh chỉnh bài thuyết trình cho tới khi bạn nói không còn như diễn lại nữa. Khi bạn hài lòng với bài nói, hãy thử nó với một vài người bạn và hỏi xem họ nghĩ ý chính của bạn là gì. Nếu họ phản hồi khác với mục tiêu của bạn, bài thuyết trình vẫn còn cần chỉnh sửa.

8. Chuẩn bị một vài biến thể. Có lẽ bạn sẽ muốn diễn đạt một số thứ khác đi một ít khi nói với người phỏng vấn hơn khi nói chuyện với đồng nghiệp cũ. Đôi lúc bạn cũng sẽ chỉ có 15 giây để nói (một dạng bài thuyết trình thang máy ngắn), hay đôi lúc bạn lại có đến một hay hai phút.

Vậy nên hãy tập trung làm chủ một vài ý chính và tạo ra một số cách tùy biến bài thuyết trình của bạn cho từng trường hợp cụ thể.

(Xem thêm: Nghệ thuật gây ấn tượng đầu tiên)

Sử dụng chức năng đếm chữ của máy tính để tạo bài thuyết trình ngắn hơn và dài hơn; một trong những nguyên tắc tốt là bạn có thế nói tầm 150 từ trong một phút.

9. Trình bày nó một cách tự tin. Bài thuyết trình thang máy hay nhất trên thế giới sẽ thất bại thảm hại trừ khi nó được trình bày tốt.

Khi bạn nói nó, nhìn vào mắt người nghe, mỉm cười và truyền đạt thông điệp thật tự tin và lạc quan.

Hãy tạo bài thuyết trình phù hợp và bạn sẽ sớm nhận ra mình đang đi thang máy thực sự ở công việc mới.

Translated from Nancy Collamer‘s Article “The Perfect Elevator Pitch To Lanf A Job“.

Bài này có link hay, mình sẽ dịch tiếp từ những liên kết của nó ^^ – qto

10 Mẹo phác thảo một Resume hoàn hảo

Dù bạn đang cố gắng đạt được công việc mơ ước, hay chỉ đang tìm kiếm một công việc bán thời gian thì có một resume hoàn hảo cũng là điều quan trọng. Bạn cần phải làm mình nổi bật hơn hẳn đám đông bằng một tờ giấy, và đúng là nó khó như vậy. Nhưng cũng không hẳn là bạn phải bi quan.

Tôi đã chuẩn bị và tạo ra nhiều resume cho khách hàng của mình, và tôi cũng đã chứng kiến những sai lầm thông thường bị mắc phải khắp nơi. Dù chúng có thể nhỏ nhặt và bình thường với bạn, chúng tạo nên sự khác biệt giữa một cuộc phỏng vấn và một lời từ chối. Dưới đây là một số điều bạn cần cân nhắc để tạo nên resume hoàn hảo của mình.

1. Tiêu chuẩn hóa

Bạn phải tiêu chuẩn hóa resume của mình: cách định dạng, kiểu chữ, màu sắc, tất cả mọi thứ. Nghĩ về những gì chúng sẽ nói với nhà tuyển dụng. Nếu resume của bạn lộn xộn, ấn tượng đầu tiên sẽ là vụng về, vô tổ chức, và không có động lực. Dựa vào công việc mà bạn ứng tuyển, có thể trình bày đơn giản với kiểu chữ gọn dễ nhìn, hay sử dụng template để có một resume sáng tạo hơn. Nếu bạn thực sự muốn nổi bật, làm hết sức để tạo ra một template độc nhất vô nhị, nhưng phải đảm bảo sự tiêu chuẩn hóa.

2. Hãy minh bạch (mạng xã hội, số điện thoại, địa chỉ)

Resume hoàn hảo tập trung vào chính bạn, và khi thế kỉ 21 trở thành thời đại của sự minh bạch (cho cả công ty và cá nhân), hãy đảm bảo resume cho thấy bạn không có gì phải giấu. Tôi không đề nghị đưa Twitter hay Facebook vào resume (trừ khi bạn ứng tuyển công việc kỹ thuật số, ví dụ như vai trò truyền thông xã hội) nhưng hãy đưa tài khoản LinkedIN, địa chỉ, và điện thoại liên lạc. Nhà tuyển dụng thích biết rằng họ có khả năng liên lạc với bạn, hay tìm thêm nhiều thông tin về bạn, từ những gợi ý mà bạn đưa ra trong resume của mình. Đây cũng là một cách khôn khéo cho thấy sự tin tưởng giữa hai bên.

3. In bài thuyết trình của bạn ra (nguyên gốc pitch: cái này giống như lời chào hàng hơn – qto)

Nếu bạn chưa có một bài thuyết trình thang máy (cái này đã từng đề cập trong bài dịch trước, có lẽ sẽ dịch về nó 😀 – qto), tôi đề nghị bạn phác thảo nó. Với những ai không quen với khái niệm này, thuyết trình thang máy là một bản tóm gọn 30 giây về bạn, tham vọng của bạn, kỹ năng của bạn; bạn phải nói suôn sẻ những thứ này với nhà tuyển dụng trong một bài giới thiệu ngắn. Không chỉ nó giúp nhà tuyển dụng mà nó còn giúp chính bạn hiểu về bản thân mình và điều gì bạn muốn có thể đạt được. 30 giây (hay có thể nói là không nhiều hơn 150 từ) không cho bạn nói nhiều nội dung, và buộc bạn sắp đặt mục tiêu ưu tiên. Một khi bạn phác thảo được bài tổng hợp cá nhân, hãy dán nó vào đầu resume. Hầu hết nhà tuyển dụng không muốn đọc về cuộc đời bạn, nhưng nếu họ có thể hiểu bạn trong 3 dòng, bạn sẽ có cơ hội được nhận cao hơn.

4. Bám sát thị trường của bạn

Đây có thể coi là điều quan trong nhất trong danh sách này. Để có một resume hoàn hảo, bạn phải hiểu nhà tuyển dụng là ai. Resume bạn gửi cho Apple không thể nào giống với resume bạn gửi cho Goldman Sachs. Hãy nghiên cứu và hiểu về thói quen của nhà tuyển dụng, văn hóa công ty, cũng như ham muốn của họ. Nếu bạn ứng tuyển một vị trí được đăng, đảm bảo là bạn đã đọc mô tả công việc và tìm nơi bạn có thể làm nổi bật mình với yêu cầu công việc – kinh nghiệm của bạn, kỹ năng chính, thành tích, hay học vấn. Nếu resume được bám sát để phù hợp với nhà tuyển dụng, bạn có một cơ hội lớn hơn dù không thỏa mãn hết các yêu cầu. Điều gì tốt hơn, một nhân viên dày dạn kinh nghiệm sống cô lập, hay một nhân viên ít kinh nghiệm nhưng hòa đồng?

5. Sắp xếp mọi thứ theo trật tự

Trật tự trong resume cũng rất quan trọng. Cá nhân tôi có thể nói có 5 mảng chính cần lưu ý: Thông tin cá nhân, Kinh nghiệm, Sở thích, Năng lực & Thành tích, Kỹ năng chính. Chúng được xếp chính xác theo thứ tự đó, và đây là lý do:

Thông tin cá nhân là bài thuyết trình thang máy của bạn. Nó là lời giới thiệu, là bản tóm tắt cho resume và cho người đọc một cái nhìn lướt qua về bạn là ai. Kinh nghiệm đi tiếp theo vì họ muốn nhìn thấy chúng. Tôi đưa Sở thích lên trước Năng lực vì chúng đưa ra những gợi ý về việc bạn làm ngoài giờ làm việc, và một gợi ý lớn hơn nữa về nhân cách của bạn. Không chỉ thế, nếu bạn có những sở thích để làm thì đó là một cách chứng tỏ động lực nội tại. Đề nghị duy nhất là không đưa những thứ tốn thời gian hay cần nhiều sự chú ý vào. Nhà tuyển dụng muốn bạn dành nhiều thời gian làm việc và không thích sự chú ý của bạn bị chia sẻ quá nhiều. Giữ Năng lực ngắn gọn, nó chỉ là một hình thức cho thấy bạn đã học những gì nhưng không đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định (một lần nữa, tùy thuộc vào công việc bạn ứng tuyển). Kỹ năng chính lại đưa ra những gợi ý về việc bạn nghĩ mình giỏi gì, cho thấy sự tự tin và những kỹ năng bạn có. Đó là một cách hay để kết thúc resume thật êm ái.

6. Chất lượng, không phải Số lượng

Đừng viết câu chuyện cuộc đời bạn. Chỉ đưa vào kinh nghiệm và sở thích bạn nghĩ là liên quan tới công việc ứng tuyển. Nếu bạn thực tập cho công ty đối thủ, nó sẽ liên quan hơn sự thật là bạn làm ca cuối tuần tại Wallmart. Bạn có điểm chính, nhưng điều này phụ thuộc vào lượng kinh nghiệm mà bạn phải có.

7. Viết theo thời gian ngược

Viết kinh nghiệm theo thời gian ngược (gần nhất trước). Nhà tuyển dụng quan tâm tới công việc bạn vừa làm hơn là những gì bạn đã làm 5, 10 năm trước. Tuy nhiên, liên quan tới điều 1, giữ thứ tự này cho tất cả thang đo thời gian trong resume của bạn. Kiên định là chìa khóa.

8. Việc chưa hoàn thành

Đừng quên bất cứ công việc hiện tại hay dự án bạn đang làm. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn đang làm gì để đoán định xem bạn có sẵn sàng nhận việc hay không. Họ sẽ hiểu khi đang làm việc thì bạn cần có thời gian thông báo với công ty trước khi nghỉ, và điều này thường không thay đổi ý kiến của nhà tuyển dụng. Mà họ nên được biết hơn là không (điều 2 – sự minh bạch).

9. Thêm chút lửa

Đừng viết resume như một bản báo cáo tình trạng. Sự ngộ nhận thông thường nhất là resume chỉ để nhà tuyển dụng biết bạn đã làm gì, như một tài liệu lịch sử về con đương nghề nghiệp của bạn. Không! Không phải vậy. Resume được thiết kế để bán bạn. Nó là một bài quảng cáo cá nhân. Thêm chút lửa, một vài tính cách. Bạn đang bán chính mình, vậy hãy bán BẠN, đừng bán kinh nghiệm.

10. Đưa vào kinh nghiệm, mục tiêu, và thành tích

Bạn đã có tính cách và kinh nghiệm được liệt kê. Nhưng, đa phần mọi người quên đưa mục tiêu, mục đích và tham vọng của mình vào resume. Công ty không chỉ muốn biết bạn có hợp với họ không, mà còn là họ có hợp với bạn không. Họ muốn chắn họ có thể cho bạn những gì bạn mong đợi, để cả hai có thể cùng nhau phát triển. Điều này quan trọng hơn là bạn nghĩ đó; có thể bạn chỉ để ý công việc hoàn hảo của mình, nhưng nếu bạn có vẻ như không học tập hay phát triển gì hết, bạn sẽ từ từ mệt mỏi và chán nản.

Thêm mẹo cho Resume giấy: Sử dụng giấy dày, chất lượng. Nghiên cứu tâm lý cho thấy Resume in trên giấy dày, chất lượng cao được xem xét như là quan trọng hơn và có năng lực tốt hơn resume in trên giấy mỏng. Nếu bạn thực sự muốn công việc, bạn phải gạt ra hết những vật chắn.

Tôi hiểu đây là một bài viết dài, nhưng tôi cũng cố ý làm rõ ra những nguyên do ẩn chứa sau từng mục để có thể đưa cho bạn thêm nhiều gợi ý và ý tưởng về cách định dạng và viết resume cho chính mình. Tôi chúc các bạn thật may mắn khi tìm việc, và mong là resume hoàn hảo sẽ giúp bạn có được công việc hoàn hảo.

Translated from Kerim Hudson‘s Article “10 Tips On How To Craft A Perfect Resume”.

Cách mà tôi vượt qua những người giỏi hơn mình để được thuê!

(UPDATE: Lời đầu tiên, xin cảm ơn hàng trăm bình luận và email các bạn đã gửi cho tôi để kể những câu chuyện của mình, và cho thấy bài viết này đã giúp các bạn như thế nào trong con đường nghề nghiệp. Tôi chỉ đơn giản thử kể ra câu chuyện của mình, câu chuyện về cách mà sự mong muốn đã giúp đỡ tôi trên con đường tìm việc, và tôi rất phấn khởi khi biết rằng nó cũng đã đem lại lợi ích cho các bạn. Tôi sẽ giải thích rõ ràng hơn cụm từ “ứng viên giỏi hơn tôi”. Đó là những người tham gia nhiều lớp học hơn, có điểm trung bình cao hơn, vv. Chủ yếu thì tôi muốn nói với những người thường nghĩ là đối thủ của mình giỏi hơn và e ngại nộp đơn ứng tuyển rằng: Tỷ lệ thắng của bạn tăng lên khi bạn đặt cược bằng cả tâm trí và trái tim mình! your odds of winning go up when you put your hat, and heart, in to the ring – thank for Jin’s insight – qto 😀 )

Khi tôi đang chuẩn bị cho hội chợ việc làm 2 năm một lần lúc học năm nhất đại học, triển vọng tìm kiếm thực tập có vẻ không được tốt cho lắm.

Bạn bè tôi đã quyết định rằng tham gia hội chợ thật phí thời gian. Trường chúng tôi là một ngôi trường Giáo dục Đại cương (Liberal Arts) nhỏ ở Midwest, nơi mà công việc về công nghệ cũng hiếm như cơ hội được vui vẻ. Bong bóng công nghệ đã nổ tung. Sự kiện 11/9 tàn phá sâu hơn vào nền kinh tế. Các kỹ sư chúng tôi lúc đó chắc hẳn được chào đón ở những bữa tiệc của nữ sinh, nhiều hơn là ở các sự kiện nghề nghiệp.

Tại sao phải đi chứ? Bạn tôi hỏi.

Hoàng tử bi quan đã tạo nên vị thế của họ (ở trường kỹ sư thì hoàng tử nhiều hơn công chúa). Giống như trong các tình huống xã hội, họ đầu hàng trước khi trận chiến bắt đầu. Tôi cũng đã nao núng. Nhưng tôi tin rằng, chỉ cần được nói chuyện với nhà tuyển dụng, điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Tôi tự tin nhà tuyển dụng chỉ cần một cuộc trò chuyện 5 phút để yêu tôi. Thêm vào đó, tôi không muốn dành cả mùa hè ở làng đại học. Sự tự phụ làm tôi phấn chấn và sự tuyệt vọng cho tôi động lực. Tôi soạn lại resume của mình, chỉnh trang bản thân và tiến đến hội chợ.

Và rồi, nó xảy ra.

Tôi nhìn thấy một vị trí đăng là “Nhân viên Phân tích tài chính”. Tôi cũng nhận ra không ai trong khoa khoa học máy tính ứng tuyển vào đây cả. Chức danh cho thấy chẳng có mấy việc dính tới phần mềm. Tôi thì cứ đi tới bốt của công ty và đề nghị nhà tuyển dụng từ Sprint nói cho tôi biết một vài chi tiết về công việc. Cô ấy nói rằng họ cần một người có kinh nghiệm về SQL và Visual Basic để giúp xây dựng một hệ thống dữ liệu hóa đơn. Đây hẳn là một vị trí mà sinh viên khoa học máy tính nên nộp vào, tôi nghĩ.

Tôi nói với nhà tuyển dụng, cùng một nụ cười làm bừng sáng Missouri, “Tôi có kinh nghiệm trong lãnh vực mà cô muốn và tôi vui lòng được ứng tuyển. Nhưng mà cô biết đấy, chức danh có vẻ hơi lạ so với những kỹ năng được yêu cầu.”

Nhà tuyển dụng nói, “Cậu nói đúng! Tôi đã vội vàng tạo ra nó vì nhóm cần tuyển thuộc trung tâm chi phí tài chính. Giám đốc nhân sự sẽ có thời gian nói chuyện vào cuối buổi sáng nay. Cậu có muốn thử xem mình phù hợp hay không không?”

Chỉ như vậy, tôi đã được mời phỏng vấn tại một hội chợ việc làm. Bằng cách bước đến chỗ nhà tuyển dụng một cách tự tin và cũng đầy tò mò.

Tôi được dẫn đến một phòng hội nghị, nói chuyện với Giám đốc nhân sự. Chúng tôi bàn kĩ hơn về mô tả công việc, và tôi đã nghĩ ra một chức danh phù hợp hơn. Giám đốc rất ấn tượng vì tôi đã không bị chức danh của vị trí này làm mất tinh thần. Và vì có những kỹ năng phù hợp, tôi bước ra cùng với một đề nghị làm việc.

Tại một hội chợ việc làm được cho là chả có cơ hội nào cho tôi, vậy mà tôi đã có được một cuộc phỏng vấn và một đề nghị làm việc cho công việc tôi hỗ trợ viết mô tả trong cùng một ngày.

Tôi nhận thấy đây là một kịch bản màu hồng, nhưng cũng có một vài bài học cho những người đang tìm việc, cho dù còn trẻ hay đã có kinh nghiệm.

  • Tìm việc rất mệt mỏi nhưng cũng rất vui. Những người mà bạn chưa biết là ai sẽ kiểm tra bạn. Nếu mà nó dễ dàng, thì họ đã gọi nó là bóng đá (football ở Mỹ hình như là bóng bầu dục thì đúng hơn 😀 ). Đừng bao giờ, bao giờ, bao giờ đánh mất hy vọng.
  • Chức danh công việc chỉ như Vườn Quảng trường Madison. Địa điểm biểu tượng của NY chả phải là quảng trường, cũng chả phải là công viên. Tương tự, chức danh đôi lúc không chính xác và cũng không phù hợp một cách bí ẩn ( :mrgreen: ). Hãy đặt câu hỏi, và nhìn cao hơn chức danh công việc. Bạn sẵn lòng làm vậy sẽ khiến bạn đủ năng lực hơn chính công việc đó.
  • Tôi không phải là kỹ sư có năng lực nhất cho công việc trong khoa CS. Tôi chỉ là người có năng lực nhất đã nộp đơn ứng tuyển. Nhiều người khác đã có thể có công việc này nhưng không ứng tuyển. Tôi đến đúng lúc đúng chỗ, nhưng tôi cũng đến khi người khác chọn không đến. Nếu bạn có khuynh hướng hạ thấp mình, nhớ rằng: Không phải lúc nào bạn cũng phải là người giỏi nhất để chiến thắng.
  • Có thể bất công khi tôi vượt qua những người năng lực hơn để có được công việc. Vậy thì, bạn đã mất bao nhiêu cơ hội vào tay người không giỏi bằng bạn? Cuộc sống không được quản lý bởi một kế hoạch hoàn hảo. Một chuỗi tất cả các sự kiện, quyết định và kết quả tạo nên những đường may của tấm thảm số mệnh (bản gốc là “threads of a grand tapestry” – grand tapestry thực ra chỉ là một tấm thảm thêu lớn, nhưng trong cổ tích Hy Lạp, La Mã gì đó thì có thể thấy hình tượng mấy bà thần số mệnh thêu nên lịch sử bằng tấm thảm nên mạo muội dịch vậy 😀 – qto). Khi bạn có một cơ hội khác, hãy làm hết sức và chứng minh bạn xứng đáng.
  • Về việc chứng minh bạn xứng đáng, kỹ năng là điều cần lưu tâm. Không ngừng học hỏi và tiến bộ. Giá trị bạn mang lại cho công ty sẽ giúp bạn căng buồm khi thời cơ đến, và đóng vai trò mũi neo khi biển xanh nổi bão. Dù bạn không thể kiểm soát được gì, thì kỹ năng là điều bạn có thể. Không có sự thay thế nào cho năng lực và sự xứng đáng.
  • Nếu “người bạn biết” quan trọng thế nào thì “người bạn không biết” cũng quan trọng không kém. Giới thiệu bản thân cho một người bạn không biết, và đề nghị họ xem xét sẽ khiến bạn lo lắng. Nếu không thấy vậy thì thật khác người. Nhưng đề nghị họ cho bạn một chút thời gian thì lại cho họ lại thấy bạn tôn trọng họ. Không thật tâm mà lại hoài nghi sẽ không thể tiếp cận sự chân thành của người khác. (Nguyên gốc là: No heart, however corporate and cynical, is immune to sincere human outreach – thật không biệt dịch từ coporate ở đây sao cho phải 😀 – qto).
  • Cuối cùng, may mắn đã cho tôi công việc đó. Và nó dạy tôi rằng, sự may mắn, cũng như nghị lực, có thể thúc đẩy quyết định tuyển dụng. Tôi nhớ về điều này mỗi khi công việc diễn ra không như tôi muốn. Đừng bao giờ gắn giá trị bản thân vào sự thành bại của một công việc. Bạn là tổng thành của toàn bộ nỗ lực, không phải chỉ là một buổi phỏng vấn thất bại. Và cũng nhớ rằng, khi may mắn đến với bạn, hãy hứng thú tận hưởng nó, nhưng đừng quên thêm vào một chút khiêm nhường.

Translated from Nishant Bhajaria‘s Article “How I got hired – over people better than me!

Hành trình ngày 13: Con số may mắn :3

Ờ, đối với nhiều người, 13 là một con số không hay, nhưng đối với mình thì lại là một con số rất hay, có nhiều ý nghĩa. Có lẽ, cũng tại cái tính ương bướng hồi nhỏ, thích cái gì cũng ngược người ta, đa phần xa tránh thì mình ắt phải gần gũi. Bởi vậy, tâm trí lúc nào cũng muốn số 13 may mắn mà vô hình trung định luật hấp dẫn kéo mình tới gần số 13.

Nhưng những kỉ niệm mình nhớ rõ ràng nhất thì có lẽ bắt đầu từ hồi lên cấp 3. Thi vào trường xếp thứ 13 toàn trường, đứa bạn đầu tiên sinh nhật ngày 13, đứa bạn thân suốt bao năm cấp 3 cũng sinh nhật ngày 13 – hai người này không phải một người. Rồi cũng chả biết trong bao nhiêu lâu lớp mình vì quậy phá mà toàn ôm hạng 13 toàn khối 😀 Vô Đại học, cũng không nhớ bao nhiêu thứ có con số 13 cứ chạy đến với mình, mà tiêu biểu như bữa đi thi TOEIC, đăng kí sao không còn ngày nào trống, chỉ còn ngày 13, thứ 6 ngày 13, có lẽ là nhờ nó thứ 6 ngày 13 nên ai cũng tránh, vậy là mình đăng kí vì cũng cần gấp, mình thích ngày đó mà 😎 Mà có gì xui xẻo đâu, kết quả lại khá tốt nữa ấy chứ, thấp hơn mình dự tính 10 points, nhưng mà cũng đủ xài :mrgreen: Rồi tới cả các chương trình tuyển dụng, nào thì chọn 13 người, nào thì mình vào top 13, nào thì phỏng vấn ngày 13,.. Mà thậm chí, một ngày kỉ niệm cá nhân của mình cũng là ngày 13. Con số 13, một con số nguyên tố, đẹp mà hen ^^

Hôm nay là ngày thứ 13 mình viết hành trình, cũng là một mốc đáng ghi nhớ. Và vô tình hôm qua, mình đã quyết định thăng cấp khiển khí lên vòng Tiểu Châu Thiên, cũng là một bước đi đáng ghi nhận. Chắc tối nay sẽ nâng thời gian lên mốc chuẩn 30 phút luôn 👿

Hôm qua tự dưng đi ăn chơi hơi bị to với thằng bạn thân, có lẽ cũng là vô thức muốn chào mừng ngày thứ 13 vậy.