Bài thuyết trình thang máy hoàn hảo để có công việc

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, một trong những nhiệm vụ đầu tiên trong danh sách phải làm chính là phác thảo một “bài thuyết trình thang máy” hoàn hảo. Nó là bài phát biểu 30 giây tóm tắt bạn là ai, làm gì và tại sao bạn sẽ là ứng viên tốt nhất.

Bạn nên có khả năng sử dụng bài thuyết trình này tại bất cứ thời điểm nào, từ một buổi phỏng vấn tìm việc cho đến một bữa tiệc cocktail với một người nào đó mà họ có thể sẽ giúp bạn có được công việc.

(Xem thêm: Lời khuyên phỏng vấn làm việc đàn ông lớn tuổi không muốn nghe)

Nghe có vẻ đơn giản nhỉ? Nhưng hãy nghĩ về việc tóm tắt hơn 50 năm thành tích cuộc đời bạn vào trong một bài nói 30 giây một cách hiệu quả xem, nó cứ như phải nhét một con voi vào chiếc Volkswagen Beetle vậy.

Tôi hiểu mà. Thế nên để giúp bạn phát triển một bài thuyết trình thang máy tuyệt hảo, tôi đã chia quá trình đó ra làm chín bước:

1. Làm rõ mục tiêu nghề nghiệp. Như câu nói nổi tiếng của Yogi Berra “Bạn phải thật cẩn thận nếu bạn không biết bạn đang đang đi đâu, bởi vì có lẽ bạn sẽ không thể đến đó.”

Nên khi bạn bắt đầu viết bài thuyết trình thang máy, hãy xác định rõ ràng cách tốt nhất để miêu tả chuyên ngành của bạn và thể loại công việc bạn đang hướng tới. Cho tới khi bạn có thể giải thích rõ ràng về vị trí mình mong muốn, không ai có thể giúp bạn tìm ra nó hay thuê bạn làm nó.

2. Viết ra giấy. Viết ra tất cả mọi thứ bạn muốn nhà tuyển dụng tiềm năng biết về kỹ năng, thành tích, kinh nghiệm làm việc có liên quan tới vị trí mục tiêu của bạn. Sau đó lấy cây viết đỏ và gạch bỏ không thương tiếc tất cả những thứ không quan trọng đối với bài thuyết trình.

Hãy cứ chỉnh sửa cho tới khi bạn chỉ còn một vài điểm hay câu quan trọng. Mục tiêu của bạn là làm người nghe thích thú với việc được biết nhiều hơn, chứ không phải là kể về cả cuộc đời bạn. Vậy nên hãy loại bỏ những chi tiết không liên quan có thể gây xao nhãng khỏi thông điệp trọng tâm.

3. Định dạng nó. Một bài thuyết trình tốt nên trả lời ba câu hỏi: Bạn là ai? Bạn làm gì? Bạn tìm kiếm điều gì?

(Xem thêm: Lời khuyên phỏng vấn làm việc phụ nữ lớn tuổi không muốn nghe)

Đây là một ví dụ về cách bắt đầu một bài thuyết trình có những điểm quan trọng: “Xin chào. Tôi là Jessica Hill. Tôi là một nhân viên kế toán với 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp bảo hiểm và tôi đang tìm kiếm một cơ hội ở khu Dallas ở các công ty bảo hiểm hay tài chính.”

Bài thuyết trình này chỉ mất tầm 15 giây. Jessica sau đó sẽ muốn dành 15 giây còn lại để thêm vào các chi tiết về vị trí bạn hàng độc đáo của cô ấy, những kỹ năng đặc biệt và những các rõ ràng cô ấy có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng tiềm năng.

4. Viết bài thuyết trình cho họ, không phải bạn (nguyên gốc tác giả dùng Tailor – may, để nói rõ là người viết phải viết thật sát, phù hợp với người nghe, như khi may áo quần cho ai đó phải đo đạc kĩ lưỡng vậy, nhưng vốn từ ít ỏi nên không biết dịch sao cho hay :mrgreen: – qto). Rất quan trọng để nhớ rằng những người nghe bài thuyết trình của bạn sẽ bật ăng-ten của họ và tinh chỉnh tới WIFM (What’s in It for Me? – Có gì cho tôi?) Nên đảm bảo là tập trung thông điệp của bạn vào nhu cầu của họ.

Ví dụ, lời giới thiệu: “Tôi là một nhân viên nhân sự với 10 năm kinh nghiệm trong công ty hàng tiêu dùng.” sẽ được tăng thêm sức mạnh nếu bạn nói “Tôi là một nhân viên nhân sự với một bảng thành tích tốt trong việ giúp đỡ công ty nhìn nhận và tuyển dụng những tài năng tốt nhất cho vị trí quản lý.”

Sử dụng những thuật ngữ đem tập-trung-vào-lợi-ích sẽ giúp thuyết phục người phỏng vấn là bạn có kinh nghiệm, hiểu biết và kỹ năng để làm tốt công việc ở công ty họ.

5. Loại bỏ các biệt ngữ nghề nghiệp. Bạn cần phải làm bài thuyết trình của mình dễ hiểu cho tất cả mọi người, nên hãy tránh sử dụng các từ viết tắt và thuật ngữ mà những người bình thường hay người phỏng vấn có thể không hiểu.

Khiển người nghe cảm thấy mình ngu ngốc hay thiếu hiểu biết không phải là điều bạn muốn làm.

6. Đọc bài thuyết trình lớn lên. Như Deborah Grayson Riegel của Fast Company chỉ ra gần đây trong bài viết của cô ấy “Vấn đề với bài thuyết trình thang máy của bạn và cách sửa“, viết thì trang trọng và có cấu trúc hơn nói. Nếu bạn không cẩn thận, bài thuyết trình thang máy có thể nghe như một đoạn quảng cáo thương mại hơn là một mẩu hội thoại.

Đọc nó lớn lên và biến đổi một số từ sẽ giúp bạn nói tự nhiên hơn.

7. Tập luyện, tập luyện, tập luyện (và hỏi xin phản hồi). Diễn lại bài thuyết trình của bạn trước gương hoặc sử dụng chức năng thu âm của máy tính, để bạn có thể nhìn và nghe thấy chính mình.

Đầu tiên có thể ngượng ngùng, nhưng bạn tập luyện càng nhiều, bạn truyền đạt sẽ càng trôi chảy.

Hãy tiếp tục tinh chỉnh bài thuyết trình cho tới khi bạn nói không còn như diễn lại nữa. Khi bạn hài lòng với bài nói, hãy thử nó với một vài người bạn và hỏi xem họ nghĩ ý chính của bạn là gì. Nếu họ phản hồi khác với mục tiêu của bạn, bài thuyết trình vẫn còn cần chỉnh sửa.

8. Chuẩn bị một vài biến thể. Có lẽ bạn sẽ muốn diễn đạt một số thứ khác đi một ít khi nói với người phỏng vấn hơn khi nói chuyện với đồng nghiệp cũ. Đôi lúc bạn cũng sẽ chỉ có 15 giây để nói (một dạng bài thuyết trình thang máy ngắn), hay đôi lúc bạn lại có đến một hay hai phút.

Vậy nên hãy tập trung làm chủ một vài ý chính và tạo ra một số cách tùy biến bài thuyết trình của bạn cho từng trường hợp cụ thể.

(Xem thêm: Nghệ thuật gây ấn tượng đầu tiên)

Sử dụng chức năng đếm chữ của máy tính để tạo bài thuyết trình ngắn hơn và dài hơn; một trong những nguyên tắc tốt là bạn có thế nói tầm 150 từ trong một phút.

9. Trình bày nó một cách tự tin. Bài thuyết trình thang máy hay nhất trên thế giới sẽ thất bại thảm hại trừ khi nó được trình bày tốt.

Khi bạn nói nó, nhìn vào mắt người nghe, mỉm cười và truyền đạt thông điệp thật tự tin và lạc quan.

Hãy tạo bài thuyết trình phù hợp và bạn sẽ sớm nhận ra mình đang đi thang máy thực sự ở công việc mới.

Translated from Nancy Collamer‘s Article “The Perfect Elevator Pitch To Lanf A Job“.

Bài này có link hay, mình sẽ dịch tiếp từ những liên kết của nó ^^ – qto

10 Mẹo phác thảo một Resume hoàn hảo

Dù bạn đang cố gắng đạt được công việc mơ ước, hay chỉ đang tìm kiếm một công việc bán thời gian thì có một resume hoàn hảo cũng là điều quan trọng. Bạn cần phải làm mình nổi bật hơn hẳn đám đông bằng một tờ giấy, và đúng là nó khó như vậy. Nhưng cũng không hẳn là bạn phải bi quan.

Tôi đã chuẩn bị và tạo ra nhiều resume cho khách hàng của mình, và tôi cũng đã chứng kiến những sai lầm thông thường bị mắc phải khắp nơi. Dù chúng có thể nhỏ nhặt và bình thường với bạn, chúng tạo nên sự khác biệt giữa một cuộc phỏng vấn và một lời từ chối. Dưới đây là một số điều bạn cần cân nhắc để tạo nên resume hoàn hảo của mình.

1. Tiêu chuẩn hóa

Bạn phải tiêu chuẩn hóa resume của mình: cách định dạng, kiểu chữ, màu sắc, tất cả mọi thứ. Nghĩ về những gì chúng sẽ nói với nhà tuyển dụng. Nếu resume của bạn lộn xộn, ấn tượng đầu tiên sẽ là vụng về, vô tổ chức, và không có động lực. Dựa vào công việc mà bạn ứng tuyển, có thể trình bày đơn giản với kiểu chữ gọn dễ nhìn, hay sử dụng template để có một resume sáng tạo hơn. Nếu bạn thực sự muốn nổi bật, làm hết sức để tạo ra một template độc nhất vô nhị, nhưng phải đảm bảo sự tiêu chuẩn hóa.

2. Hãy minh bạch (mạng xã hội, số điện thoại, địa chỉ)

Resume hoàn hảo tập trung vào chính bạn, và khi thế kỉ 21 trở thành thời đại của sự minh bạch (cho cả công ty và cá nhân), hãy đảm bảo resume cho thấy bạn không có gì phải giấu. Tôi không đề nghị đưa Twitter hay Facebook vào resume (trừ khi bạn ứng tuyển công việc kỹ thuật số, ví dụ như vai trò truyền thông xã hội) nhưng hãy đưa tài khoản LinkedIN, địa chỉ, và điện thoại liên lạc. Nhà tuyển dụng thích biết rằng họ có khả năng liên lạc với bạn, hay tìm thêm nhiều thông tin về bạn, từ những gợi ý mà bạn đưa ra trong resume của mình. Đây cũng là một cách khôn khéo cho thấy sự tin tưởng giữa hai bên.

3. In bài thuyết trình của bạn ra (nguyên gốc pitch: cái này giống như lời chào hàng hơn – qto)

Nếu bạn chưa có một bài thuyết trình thang máy (cái này đã từng đề cập trong bài dịch trước, có lẽ sẽ dịch về nó 😀 – qto), tôi đề nghị bạn phác thảo nó. Với những ai không quen với khái niệm này, thuyết trình thang máy là một bản tóm gọn 30 giây về bạn, tham vọng của bạn, kỹ năng của bạn; bạn phải nói suôn sẻ những thứ này với nhà tuyển dụng trong một bài giới thiệu ngắn. Không chỉ nó giúp nhà tuyển dụng mà nó còn giúp chính bạn hiểu về bản thân mình và điều gì bạn muốn có thể đạt được. 30 giây (hay có thể nói là không nhiều hơn 150 từ) không cho bạn nói nhiều nội dung, và buộc bạn sắp đặt mục tiêu ưu tiên. Một khi bạn phác thảo được bài tổng hợp cá nhân, hãy dán nó vào đầu resume. Hầu hết nhà tuyển dụng không muốn đọc về cuộc đời bạn, nhưng nếu họ có thể hiểu bạn trong 3 dòng, bạn sẽ có cơ hội được nhận cao hơn.

4. Bám sát thị trường của bạn

Đây có thể coi là điều quan trong nhất trong danh sách này. Để có một resume hoàn hảo, bạn phải hiểu nhà tuyển dụng là ai. Resume bạn gửi cho Apple không thể nào giống với resume bạn gửi cho Goldman Sachs. Hãy nghiên cứu và hiểu về thói quen của nhà tuyển dụng, văn hóa công ty, cũng như ham muốn của họ. Nếu bạn ứng tuyển một vị trí được đăng, đảm bảo là bạn đã đọc mô tả công việc và tìm nơi bạn có thể làm nổi bật mình với yêu cầu công việc – kinh nghiệm của bạn, kỹ năng chính, thành tích, hay học vấn. Nếu resume được bám sát để phù hợp với nhà tuyển dụng, bạn có một cơ hội lớn hơn dù không thỏa mãn hết các yêu cầu. Điều gì tốt hơn, một nhân viên dày dạn kinh nghiệm sống cô lập, hay một nhân viên ít kinh nghiệm nhưng hòa đồng?

5. Sắp xếp mọi thứ theo trật tự

Trật tự trong resume cũng rất quan trọng. Cá nhân tôi có thể nói có 5 mảng chính cần lưu ý: Thông tin cá nhân, Kinh nghiệm, Sở thích, Năng lực & Thành tích, Kỹ năng chính. Chúng được xếp chính xác theo thứ tự đó, và đây là lý do:

Thông tin cá nhân là bài thuyết trình thang máy của bạn. Nó là lời giới thiệu, là bản tóm tắt cho resume và cho người đọc một cái nhìn lướt qua về bạn là ai. Kinh nghiệm đi tiếp theo vì họ muốn nhìn thấy chúng. Tôi đưa Sở thích lên trước Năng lực vì chúng đưa ra những gợi ý về việc bạn làm ngoài giờ làm việc, và một gợi ý lớn hơn nữa về nhân cách của bạn. Không chỉ thế, nếu bạn có những sở thích để làm thì đó là một cách chứng tỏ động lực nội tại. Đề nghị duy nhất là không đưa những thứ tốn thời gian hay cần nhiều sự chú ý vào. Nhà tuyển dụng muốn bạn dành nhiều thời gian làm việc và không thích sự chú ý của bạn bị chia sẻ quá nhiều. Giữ Năng lực ngắn gọn, nó chỉ là một hình thức cho thấy bạn đã học những gì nhưng không đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định (một lần nữa, tùy thuộc vào công việc bạn ứng tuyển). Kỹ năng chính lại đưa ra những gợi ý về việc bạn nghĩ mình giỏi gì, cho thấy sự tự tin và những kỹ năng bạn có. Đó là một cách hay để kết thúc resume thật êm ái.

6. Chất lượng, không phải Số lượng

Đừng viết câu chuyện cuộc đời bạn. Chỉ đưa vào kinh nghiệm và sở thích bạn nghĩ là liên quan tới công việc ứng tuyển. Nếu bạn thực tập cho công ty đối thủ, nó sẽ liên quan hơn sự thật là bạn làm ca cuối tuần tại Wallmart. Bạn có điểm chính, nhưng điều này phụ thuộc vào lượng kinh nghiệm mà bạn phải có.

7. Viết theo thời gian ngược

Viết kinh nghiệm theo thời gian ngược (gần nhất trước). Nhà tuyển dụng quan tâm tới công việc bạn vừa làm hơn là những gì bạn đã làm 5, 10 năm trước. Tuy nhiên, liên quan tới điều 1, giữ thứ tự này cho tất cả thang đo thời gian trong resume của bạn. Kiên định là chìa khóa.

8. Việc chưa hoàn thành

Đừng quên bất cứ công việc hiện tại hay dự án bạn đang làm. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn đang làm gì để đoán định xem bạn có sẵn sàng nhận việc hay không. Họ sẽ hiểu khi đang làm việc thì bạn cần có thời gian thông báo với công ty trước khi nghỉ, và điều này thường không thay đổi ý kiến của nhà tuyển dụng. Mà họ nên được biết hơn là không (điều 2 – sự minh bạch).

9. Thêm chút lửa

Đừng viết resume như một bản báo cáo tình trạng. Sự ngộ nhận thông thường nhất là resume chỉ để nhà tuyển dụng biết bạn đã làm gì, như một tài liệu lịch sử về con đương nghề nghiệp của bạn. Không! Không phải vậy. Resume được thiết kế để bán bạn. Nó là một bài quảng cáo cá nhân. Thêm chút lửa, một vài tính cách. Bạn đang bán chính mình, vậy hãy bán BẠN, đừng bán kinh nghiệm.

10. Đưa vào kinh nghiệm, mục tiêu, và thành tích

Bạn đã có tính cách và kinh nghiệm được liệt kê. Nhưng, đa phần mọi người quên đưa mục tiêu, mục đích và tham vọng của mình vào resume. Công ty không chỉ muốn biết bạn có hợp với họ không, mà còn là họ có hợp với bạn không. Họ muốn chắn họ có thể cho bạn những gì bạn mong đợi, để cả hai có thể cùng nhau phát triển. Điều này quan trọng hơn là bạn nghĩ đó; có thể bạn chỉ để ý công việc hoàn hảo của mình, nhưng nếu bạn có vẻ như không học tập hay phát triển gì hết, bạn sẽ từ từ mệt mỏi và chán nản.

Thêm mẹo cho Resume giấy: Sử dụng giấy dày, chất lượng. Nghiên cứu tâm lý cho thấy Resume in trên giấy dày, chất lượng cao được xem xét như là quan trọng hơn và có năng lực tốt hơn resume in trên giấy mỏng. Nếu bạn thực sự muốn công việc, bạn phải gạt ra hết những vật chắn.

Tôi hiểu đây là một bài viết dài, nhưng tôi cũng cố ý làm rõ ra những nguyên do ẩn chứa sau từng mục để có thể đưa cho bạn thêm nhiều gợi ý và ý tưởng về cách định dạng và viết resume cho chính mình. Tôi chúc các bạn thật may mắn khi tìm việc, và mong là resume hoàn hảo sẽ giúp bạn có được công việc hoàn hảo.

Translated from Kerim Hudson‘s Article “10 Tips On How To Craft A Perfect Resume”.