10 Điểm chung của người giao tiếp hiệu quả

Từ việc gọi giao một chiếc pizza cho tới gọi khẩn cấp cho 911, giao tiếp hiệu quả có thể giúp bạn vượt qua mọi mặt của cuộc sống. Nó quan trọng, nó cần thiết và nó không quá khó để làm chủ.

Trong khi một số kỹ năng giao tiếp xuất sắc là bẩm sinh, những người không được thiên nhiên ban tặng cũng có thể luyện tập để đạt tới hoàn hảo.

Như doanh nhân Brian Tracy đã nói “Giao tiếp là một kỹ năng bạn có thể học. Nó như đạp xe đạp hay đánh máy vậy. Nếu bạn sẵn sàng học hỏi, bạn có thể cải thiện nhanh chóng chất lượng của mọi mặt cuộc sống.”

Để trở thành người giao tiếp xuất sắc nhất có thể, hãy xem danh sách dưới đây. 10 đặc tính này thuộc về những chuyên gia giao tiếp.

1. Họ lắng nghe

“Chúng ta có hai tai và một miệng nên hãy sử dụng chúng tương ứng” – Susan Cain, tác giả cuốn Im lặng: Sức mạnh của người hướng nội trong thế giới không ngừng nói. (Quiet: The Power of Introverts in a World That Can’t Stop Talking).

Lắng nghe xuất sắc là một kỹ năng quan trọng để giao tiếp hiệu quả. Có khả năng tiếp thu những gì người khác nói cho phép một người đưa ra những phản hồi phù hợp. Người giao tiếp tuyệt vời không tạo ra cuộc hội thoại một chiều, vì vậy thì có nghĩa lý gì chứ?

Họ không bao giờ cố gắng nghĩ ra phản hồi khi người khác vẫn đang nói, họ không muốn liều lĩnh mất dấu những gì đang diễn ra. Bằng việc nghe hết mọi từ trong cuộc hội thoại, người giao tiếp tốt biết phải nói gì để phù hợp khi tới lượt.

2. Họ có thể liên kết người khác

Vì chăm chú lắng nghe, những người giao tiếp hiệu quả có được sự thấu hiểu người khác. Dù là với một phòng đầy người, một nhóm theo dõi trực tuyến hay chỉ một người, họ có thể tạo ra thông điệp phù hợp cho người nghe một cách dễ dàng.

Hoàn toàn cần thiết để có một vài hiểu biết liên quan tới đám đông của bạn, nếu không có sự thấu hiểu, lời nói của bạn sẽ thất bại thảm hại. Bạn sẽ chẳng muốn khen burger và sườn lợn trước một nhóm người của Hội bảo vệ động vật khi muốn thuyết phục họ đâu, phải không? Sự thấu hiểu là lợi ích cho tất cả mọi người trong đàm thoại, vì thông điệp sẽ rõ ràng và ai cũng hiểu.

3. Họ đơn giản hóa sự phức tạp

Một vài thông điệp có thể rắc rối, khó hiểu hay hoàn toàn lộn xộn. Người giao tiếp tốt, dù vậy, có thể hiểu, làm rõ và truyền đạt cho người nghe. Nghĩ về việc giáo viên mô tả một khái niệm mới cho lớp đại số – nếu ông ấy không thể làm những thứ phức tạp dễ hiểu, bài học sẽ không bao giờ lọt vào tâm trí học sinh. Bằng cách chia nhỏ hay sắp xếp lại nội dung, người giao tiếp tuyệt vời sẽ làm cho thông điệp dễ tiếp thu hơn với nhiều người hơn.

4. Họ biết khi nào thì nói

Hiểu khi nào thì nên nói luôn luôn có ích trong giao tiếp tốt. Ví dụ như một người nhân viên đang lơ là làm việc hay không hiểu được một khái niệm. Nếu người chủ nhận ra lúc đó cần phải nói chuyện thì sẽ tốt hơn nhiều nếu làm lơ nó đi. Họ biết khi nào thì phải nói, và khi nào nói thì tốt, cũng như khi nào im lặng là vàng.

5. Họ sẵn sàng

Bất cứ khi nào bạn cần một người giao tiếp xuất sắc, họ luôn khiến bản thân mình sẵn sàng. Họ sẽ cho bạn câu trả lời chứ không để bạn phải chờ. Họ không phải là người bạn trai sẽ biến mất và không nhắn tin lại cho bạn sau hàng giờ; họ không phải là người chủ không có thời gian giải thích nhiệm vụ. Người giao tiếp tốt dẫn dắt những cuộc trò chuyện làm hài lòng tất cả mọi người.

6. Họ luyện tập tự tin

Người giao tiếp tốt biết mình giao tiếp tốt. Họ không nấp đằng sau ngôn ngữ mập mờ và họ nói lớn, rõ ràng. Sự tự tin của họ tạo nên lòng tin của người nghe, vì họ chứng minh rằng họ biết mình đang nói gì.

7. Họ cụ thể

Nếu bạn muốn truyền tải thông điệp của mình, bạn không đập xung quanh bụi cây. Người giao tiếp tốt có một luận điểm rõ ràng, súc tích và không lầm lẫn. Họ sẽ đưa ra những hướng dẫn chi tiết và hỏi những câu hỏi mục tiêu – họ không để sự nhầm lẫn tồn tại.

Tại sao, hãy hỏi họ, liệu họ có tốn thời gian cố gắng tô vẽ thông điệp của mình bằng những ngôn ngữ mập mờ? Họ rõ là sẽ nói thật minh bạch và tránh làm người nghe lầm lẫn.

8. Họ tập trung vào tương tác của mình

Một phần lớn của giao tiếp tốt và tôn trọng là loại bỏ sự xao nhãng từ tương tác. Không ai muốn phải nhìn người khác nhắn tin hay đẩy thức ăn trước mặt mình khi đang nói cả. Bằng việc điều khiển môi trường hội thoại, người giao tiếp tốt tập trung hoàn toàn vào thông điệp và người nghe.

9. Họ đặt câu hỏi

Một lần nữa, trong nỗ lực để thấu hiểu người nghe, người giao tiếp tốt sử dụng câu hỏi – những câu thật cụ thể và đầy đủ. Họ sẽ lấp đầy khoảng trống lầm lẫn bằng những câu trả lời, không phải giả định. Mọi kiến thức có được từ câu hỏi giúp người nghe hiểu rõ ràng hơn cũng như giúp thông điệp của người giao tiếp truyền đạt tốt hơn.

10. Họ nhận ra những tín hiệu không lời

Khi nói chuyện trực tiếp, ngôn ngữ cơ thể có thể quan trọng như chính những gì được nói. Nhận ra sự chống đối, căng thẳng hay hào hứng thông qua những tín hiệu không lời – như cử chỉ, nét mặt và ánh mắt – giúp người giao tiếp tuyệt vời hiểu người nghe. Lúc đó, họ có thể tạo ra những thông điệp phù hợp hơn với thái độ của người nghe.

Tập luyện những kỹ năng này và cải thiện khả năng giao tiếp xứng đáng với thời gian và công sức của bạn. Như doanh nhân thành công Paul J. Meyer đã nói “Giao tiếp – kết nối con người – là chìa khóa cho thành công trong cuộc sống và nghề nghiệp.”

Translated from Kayla Matthews‘s Article “10 Things People With Effective Communication Skills Have In Common

Bài thuyết trình thang máy hoàn hảo để có công việc

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, một trong những nhiệm vụ đầu tiên trong danh sách phải làm chính là phác thảo một “bài thuyết trình thang máy” hoàn hảo. Nó là bài phát biểu 30 giây tóm tắt bạn là ai, làm gì và tại sao bạn sẽ là ứng viên tốt nhất.

Bạn nên có khả năng sử dụng bài thuyết trình này tại bất cứ thời điểm nào, từ một buổi phỏng vấn tìm việc cho đến một bữa tiệc cocktail với một người nào đó mà họ có thể sẽ giúp bạn có được công việc.

(Xem thêm: Lời khuyên phỏng vấn làm việc đàn ông lớn tuổi không muốn nghe)

Nghe có vẻ đơn giản nhỉ? Nhưng hãy nghĩ về việc tóm tắt hơn 50 năm thành tích cuộc đời bạn vào trong một bài nói 30 giây một cách hiệu quả xem, nó cứ như phải nhét một con voi vào chiếc Volkswagen Beetle vậy.

Tôi hiểu mà. Thế nên để giúp bạn phát triển một bài thuyết trình thang máy tuyệt hảo, tôi đã chia quá trình đó ra làm chín bước:

1. Làm rõ mục tiêu nghề nghiệp. Như câu nói nổi tiếng của Yogi Berra “Bạn phải thật cẩn thận nếu bạn không biết bạn đang đang đi đâu, bởi vì có lẽ bạn sẽ không thể đến đó.”

Nên khi bạn bắt đầu viết bài thuyết trình thang máy, hãy xác định rõ ràng cách tốt nhất để miêu tả chuyên ngành của bạn và thể loại công việc bạn đang hướng tới. Cho tới khi bạn có thể giải thích rõ ràng về vị trí mình mong muốn, không ai có thể giúp bạn tìm ra nó hay thuê bạn làm nó.

2. Viết ra giấy. Viết ra tất cả mọi thứ bạn muốn nhà tuyển dụng tiềm năng biết về kỹ năng, thành tích, kinh nghiệm làm việc có liên quan tới vị trí mục tiêu của bạn. Sau đó lấy cây viết đỏ và gạch bỏ không thương tiếc tất cả những thứ không quan trọng đối với bài thuyết trình.

Hãy cứ chỉnh sửa cho tới khi bạn chỉ còn một vài điểm hay câu quan trọng. Mục tiêu của bạn là làm người nghe thích thú với việc được biết nhiều hơn, chứ không phải là kể về cả cuộc đời bạn. Vậy nên hãy loại bỏ những chi tiết không liên quan có thể gây xao nhãng khỏi thông điệp trọng tâm.

3. Định dạng nó. Một bài thuyết trình tốt nên trả lời ba câu hỏi: Bạn là ai? Bạn làm gì? Bạn tìm kiếm điều gì?

(Xem thêm: Lời khuyên phỏng vấn làm việc phụ nữ lớn tuổi không muốn nghe)

Đây là một ví dụ về cách bắt đầu một bài thuyết trình có những điểm quan trọng: “Xin chào. Tôi là Jessica Hill. Tôi là một nhân viên kế toán với 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp bảo hiểm và tôi đang tìm kiếm một cơ hội ở khu Dallas ở các công ty bảo hiểm hay tài chính.”

Bài thuyết trình này chỉ mất tầm 15 giây. Jessica sau đó sẽ muốn dành 15 giây còn lại để thêm vào các chi tiết về vị trí bạn hàng độc đáo của cô ấy, những kỹ năng đặc biệt và những các rõ ràng cô ấy có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng tiềm năng.

4. Viết bài thuyết trình cho họ, không phải bạn (nguyên gốc tác giả dùng Tailor – may, để nói rõ là người viết phải viết thật sát, phù hợp với người nghe, như khi may áo quần cho ai đó phải đo đạc kĩ lưỡng vậy, nhưng vốn từ ít ỏi nên không biết dịch sao cho hay :mrgreen: – qto). Rất quan trọng để nhớ rằng những người nghe bài thuyết trình của bạn sẽ bật ăng-ten của họ và tinh chỉnh tới WIFM (What’s in It for Me? – Có gì cho tôi?) Nên đảm bảo là tập trung thông điệp của bạn vào nhu cầu của họ.

Ví dụ, lời giới thiệu: “Tôi là một nhân viên nhân sự với 10 năm kinh nghiệm trong công ty hàng tiêu dùng.” sẽ được tăng thêm sức mạnh nếu bạn nói “Tôi là một nhân viên nhân sự với một bảng thành tích tốt trong việ giúp đỡ công ty nhìn nhận và tuyển dụng những tài năng tốt nhất cho vị trí quản lý.”

Sử dụng những thuật ngữ đem tập-trung-vào-lợi-ích sẽ giúp thuyết phục người phỏng vấn là bạn có kinh nghiệm, hiểu biết và kỹ năng để làm tốt công việc ở công ty họ.

5. Loại bỏ các biệt ngữ nghề nghiệp. Bạn cần phải làm bài thuyết trình của mình dễ hiểu cho tất cả mọi người, nên hãy tránh sử dụng các từ viết tắt và thuật ngữ mà những người bình thường hay người phỏng vấn có thể không hiểu.

Khiển người nghe cảm thấy mình ngu ngốc hay thiếu hiểu biết không phải là điều bạn muốn làm.

6. Đọc bài thuyết trình lớn lên. Như Deborah Grayson Riegel của Fast Company chỉ ra gần đây trong bài viết của cô ấy “Vấn đề với bài thuyết trình thang máy của bạn và cách sửa“, viết thì trang trọng và có cấu trúc hơn nói. Nếu bạn không cẩn thận, bài thuyết trình thang máy có thể nghe như một đoạn quảng cáo thương mại hơn là một mẩu hội thoại.

Đọc nó lớn lên và biến đổi một số từ sẽ giúp bạn nói tự nhiên hơn.

7. Tập luyện, tập luyện, tập luyện (và hỏi xin phản hồi). Diễn lại bài thuyết trình của bạn trước gương hoặc sử dụng chức năng thu âm của máy tính, để bạn có thể nhìn và nghe thấy chính mình.

Đầu tiên có thể ngượng ngùng, nhưng bạn tập luyện càng nhiều, bạn truyền đạt sẽ càng trôi chảy.

Hãy tiếp tục tinh chỉnh bài thuyết trình cho tới khi bạn nói không còn như diễn lại nữa. Khi bạn hài lòng với bài nói, hãy thử nó với một vài người bạn và hỏi xem họ nghĩ ý chính của bạn là gì. Nếu họ phản hồi khác với mục tiêu của bạn, bài thuyết trình vẫn còn cần chỉnh sửa.

8. Chuẩn bị một vài biến thể. Có lẽ bạn sẽ muốn diễn đạt một số thứ khác đi một ít khi nói với người phỏng vấn hơn khi nói chuyện với đồng nghiệp cũ. Đôi lúc bạn cũng sẽ chỉ có 15 giây để nói (một dạng bài thuyết trình thang máy ngắn), hay đôi lúc bạn lại có đến một hay hai phút.

Vậy nên hãy tập trung làm chủ một vài ý chính và tạo ra một số cách tùy biến bài thuyết trình của bạn cho từng trường hợp cụ thể.

(Xem thêm: Nghệ thuật gây ấn tượng đầu tiên)

Sử dụng chức năng đếm chữ của máy tính để tạo bài thuyết trình ngắn hơn và dài hơn; một trong những nguyên tắc tốt là bạn có thế nói tầm 150 từ trong một phút.

9. Trình bày nó một cách tự tin. Bài thuyết trình thang máy hay nhất trên thế giới sẽ thất bại thảm hại trừ khi nó được trình bày tốt.

Khi bạn nói nó, nhìn vào mắt người nghe, mỉm cười và truyền đạt thông điệp thật tự tin và lạc quan.

Hãy tạo bài thuyết trình phù hợp và bạn sẽ sớm nhận ra mình đang đi thang máy thực sự ở công việc mới.

Translated from Nancy Collamer‘s Article “The Perfect Elevator Pitch To Lanf A Job“.

Bài này có link hay, mình sẽ dịch tiếp từ những liên kết của nó ^^ – qto