Bài thuyết trình thang máy hoàn hảo để có công việc

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, một trong những nhiệm vụ đầu tiên trong danh sách phải làm chính là phác thảo một “bài thuyết trình thang máy” hoàn hảo. Nó là bài phát biểu 30 giây tóm tắt bạn là ai, làm gì và tại sao bạn sẽ là ứng viên tốt nhất.

Bạn nên có khả năng sử dụng bài thuyết trình này tại bất cứ thời điểm nào, từ một buổi phỏng vấn tìm việc cho đến một bữa tiệc cocktail với một người nào đó mà họ có thể sẽ giúp bạn có được công việc.

(Xem thêm: Lời khuyên phỏng vấn làm việc đàn ông lớn tuổi không muốn nghe)

Nghe có vẻ đơn giản nhỉ? Nhưng hãy nghĩ về việc tóm tắt hơn 50 năm thành tích cuộc đời bạn vào trong một bài nói 30 giây một cách hiệu quả xem, nó cứ như phải nhét một con voi vào chiếc Volkswagen Beetle vậy.

Tôi hiểu mà. Thế nên để giúp bạn phát triển một bài thuyết trình thang máy tuyệt hảo, tôi đã chia quá trình đó ra làm chín bước:

1. Làm rõ mục tiêu nghề nghiệp. Như câu nói nổi tiếng của Yogi Berra “Bạn phải thật cẩn thận nếu bạn không biết bạn đang đang đi đâu, bởi vì có lẽ bạn sẽ không thể đến đó.”

Nên khi bạn bắt đầu viết bài thuyết trình thang máy, hãy xác định rõ ràng cách tốt nhất để miêu tả chuyên ngành của bạn và thể loại công việc bạn đang hướng tới. Cho tới khi bạn có thể giải thích rõ ràng về vị trí mình mong muốn, không ai có thể giúp bạn tìm ra nó hay thuê bạn làm nó.

2. Viết ra giấy. Viết ra tất cả mọi thứ bạn muốn nhà tuyển dụng tiềm năng biết về kỹ năng, thành tích, kinh nghiệm làm việc có liên quan tới vị trí mục tiêu của bạn. Sau đó lấy cây viết đỏ và gạch bỏ không thương tiếc tất cả những thứ không quan trọng đối với bài thuyết trình.

Hãy cứ chỉnh sửa cho tới khi bạn chỉ còn một vài điểm hay câu quan trọng. Mục tiêu của bạn là làm người nghe thích thú với việc được biết nhiều hơn, chứ không phải là kể về cả cuộc đời bạn. Vậy nên hãy loại bỏ những chi tiết không liên quan có thể gây xao nhãng khỏi thông điệp trọng tâm.

3. Định dạng nó. Một bài thuyết trình tốt nên trả lời ba câu hỏi: Bạn là ai? Bạn làm gì? Bạn tìm kiếm điều gì?

(Xem thêm: Lời khuyên phỏng vấn làm việc phụ nữ lớn tuổi không muốn nghe)

Đây là một ví dụ về cách bắt đầu một bài thuyết trình có những điểm quan trọng: “Xin chào. Tôi là Jessica Hill. Tôi là một nhân viên kế toán với 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp bảo hiểm và tôi đang tìm kiếm một cơ hội ở khu Dallas ở các công ty bảo hiểm hay tài chính.”

Bài thuyết trình này chỉ mất tầm 15 giây. Jessica sau đó sẽ muốn dành 15 giây còn lại để thêm vào các chi tiết về vị trí bạn hàng độc đáo của cô ấy, những kỹ năng đặc biệt và những các rõ ràng cô ấy có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng tiềm năng.

4. Viết bài thuyết trình cho họ, không phải bạn (nguyên gốc tác giả dùng Tailor – may, để nói rõ là người viết phải viết thật sát, phù hợp với người nghe, như khi may áo quần cho ai đó phải đo đạc kĩ lưỡng vậy, nhưng vốn từ ít ỏi nên không biết dịch sao cho hay :mrgreen: – qto). Rất quan trọng để nhớ rằng những người nghe bài thuyết trình của bạn sẽ bật ăng-ten của họ và tinh chỉnh tới WIFM (What’s in It for Me? – Có gì cho tôi?) Nên đảm bảo là tập trung thông điệp của bạn vào nhu cầu của họ.

Ví dụ, lời giới thiệu: “Tôi là một nhân viên nhân sự với 10 năm kinh nghiệm trong công ty hàng tiêu dùng.” sẽ được tăng thêm sức mạnh nếu bạn nói “Tôi là một nhân viên nhân sự với một bảng thành tích tốt trong việ giúp đỡ công ty nhìn nhận và tuyển dụng những tài năng tốt nhất cho vị trí quản lý.”

Sử dụng những thuật ngữ đem tập-trung-vào-lợi-ích sẽ giúp thuyết phục người phỏng vấn là bạn có kinh nghiệm, hiểu biết và kỹ năng để làm tốt công việc ở công ty họ.

5. Loại bỏ các biệt ngữ nghề nghiệp. Bạn cần phải làm bài thuyết trình của mình dễ hiểu cho tất cả mọi người, nên hãy tránh sử dụng các từ viết tắt và thuật ngữ mà những người bình thường hay người phỏng vấn có thể không hiểu.

Khiển người nghe cảm thấy mình ngu ngốc hay thiếu hiểu biết không phải là điều bạn muốn làm.

6. Đọc bài thuyết trình lớn lên. Như Deborah Grayson Riegel của Fast Company chỉ ra gần đây trong bài viết của cô ấy “Vấn đề với bài thuyết trình thang máy của bạn và cách sửa“, viết thì trang trọng và có cấu trúc hơn nói. Nếu bạn không cẩn thận, bài thuyết trình thang máy có thể nghe như một đoạn quảng cáo thương mại hơn là một mẩu hội thoại.

Đọc nó lớn lên và biến đổi một số từ sẽ giúp bạn nói tự nhiên hơn.

7. Tập luyện, tập luyện, tập luyện (và hỏi xin phản hồi). Diễn lại bài thuyết trình của bạn trước gương hoặc sử dụng chức năng thu âm của máy tính, để bạn có thể nhìn và nghe thấy chính mình.

Đầu tiên có thể ngượng ngùng, nhưng bạn tập luyện càng nhiều, bạn truyền đạt sẽ càng trôi chảy.

Hãy tiếp tục tinh chỉnh bài thuyết trình cho tới khi bạn nói không còn như diễn lại nữa. Khi bạn hài lòng với bài nói, hãy thử nó với một vài người bạn và hỏi xem họ nghĩ ý chính của bạn là gì. Nếu họ phản hồi khác với mục tiêu của bạn, bài thuyết trình vẫn còn cần chỉnh sửa.

8. Chuẩn bị một vài biến thể. Có lẽ bạn sẽ muốn diễn đạt một số thứ khác đi một ít khi nói với người phỏng vấn hơn khi nói chuyện với đồng nghiệp cũ. Đôi lúc bạn cũng sẽ chỉ có 15 giây để nói (một dạng bài thuyết trình thang máy ngắn), hay đôi lúc bạn lại có đến một hay hai phút.

Vậy nên hãy tập trung làm chủ một vài ý chính và tạo ra một số cách tùy biến bài thuyết trình của bạn cho từng trường hợp cụ thể.

(Xem thêm: Nghệ thuật gây ấn tượng đầu tiên)

Sử dụng chức năng đếm chữ của máy tính để tạo bài thuyết trình ngắn hơn và dài hơn; một trong những nguyên tắc tốt là bạn có thế nói tầm 150 từ trong một phút.

9. Trình bày nó một cách tự tin. Bài thuyết trình thang máy hay nhất trên thế giới sẽ thất bại thảm hại trừ khi nó được trình bày tốt.

Khi bạn nói nó, nhìn vào mắt người nghe, mỉm cười và truyền đạt thông điệp thật tự tin và lạc quan.

Hãy tạo bài thuyết trình phù hợp và bạn sẽ sớm nhận ra mình đang đi thang máy thực sự ở công việc mới.

Translated from Nancy Collamer‘s Article “The Perfect Elevator Pitch To Lanf A Job“.

Bài này có link hay, mình sẽ dịch tiếp từ những liên kết của nó ^^ – qto

Sự thiên tài của việc mang trang phục giống nhau mỗi ngày

Đúng theo kiểu làm biếng phải chọn lựa trang phục của mình nên dịch luôn :mrgreen: Mình thì không mang đồ giống nhau nhưng áo quần cứ xếp xoay vòng, khỏi nghĩ 👿 Sau này chắc cũng phải mua một dãy áo quần giống y chang nhau mặc cho shock :3 Mà cho dù có ...ở dơ cũng không ai biết 👿 😎 :mrgreen:

Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Tổng thống hiện tại của chúng ta và Homer Simpson có điểm chung gì?

Họ đều mặc trang phục giống nhau, gần như mọi ngày.

Tại sao? Không có sự trùng hợp ở đây. Jobs và Tổng thống Obama, ví dụ vậy, đều là một phần của câu lạc bộ trang-phục-giống-nhau, nhưng họ lại có lý do khác nhau. Cả hai đều hợp lý dưới cả quan điểm khoa học và kinh doanh.

Khoa học

Nếu bạn để ý, Obama lúc nào cũng mặc đồ âu màu xanh dương hay xám (khi ông ấy mang bộ đồ màu vàng-nâu hồi đầu năm, nó gần như đã làm hỗn loạn mạng toàn cầu). Tại sao? Đây là lý do ông ấy đưa ra cho nhà văn danh tiếng Michael Lewis, trên Vanity Fair:

“Anh sẽ thấy tôi chỉ mang đồ xám hay xanh dương,” Obama nói với Lewis. “Tôi đang cố gắng cắt giảm những quyết định. Tôi không muốn phải quyết định xem mình sẽ ăn gì hay mặc gì. Bởi vì tôi phải ra quá nhiều quyết định khác.”

Cách lập luận đó được hỗ trợ bởi một vài khoa học khá thuyết phục. Hai Giáo sư Đại học nghiên cứu về việc ra quyết định là Kathleen Vohs và Barry Schwartz đã tìm ra rằng mỗi người chỉ có một lượng năng lượng não bộ giới hạn trong một ngày, nên nếu họ càng phải ra nhiều quyết định thì quá trình ra quyết định của họ càng yếu.

“Chỉ hành động suy nghĩ xem bạn thích A hay B cũng làm bạn mệt mỏi,” Schwartz nói với tờ The LA Times. “Nên nếu tôi đưa cho bạn một thứ gì khác cần chuyên môn, bạn không thể làm nó — bạn sẽ bỏ cuộc nhanh hơn. Tương tự, nếu tôi đã tập nặng ở phòng gym, sau đó lại cố gắng nâng một vật nặng 30-pound thì quả là không thể.”

Vohs đã tiến hành một nghiên cứu trong đó cô hỏi một nhóm người ngẫu nhiên về số lượng quyết định họ đã ra trong ngày hôm đó, và sau đó hỏi họ một dãy các câu hỏi toán học đơn giản. Họ càng ra nhiều quyết định thì họ làm toán càng tệ.

Lập luận của Jobs

Jobs, trong khi đó, thu hút lợi ích phụ thêm của việc có nhiều năng lượng não bộ bằng cách mặc chủ yếu một cái áo cổ lọ màu đen, quần jeans xanh và giày trắng, nhưng đó không phải là động lực chính của ông. Thay vào đó, Forbes lại nói rằng Jobs – một trong những nhà marketing kiệt xuất nhất – làm vậy để tự xây dựng mình như một thương hiệu.

“Cũng thật tuyệt khi có vẻ ngoài là một thương hiệu,” William Arruda, chuyên gia thương hiệu, nói với Forbes. “Nó làm bạn đáng nhớ và khác biệt.”

Hãy nghĩ về nó, có lý đấy chứ. Sau cùng, ai có thể tưởng tượng ra Jobs mà không có cái áo cổ lọ màu đen đặc trưng đó? Hay Zuckerberg, với áo sơ-mi màu xám tạo nên hình ảnh bình dị của một doanh nhân trẻ tài hoa trong thời đại Internet của thế kỉ 21? Hay ngay cả Bono với cái kính mát màu vàng lúc nào ông ta cũng đeo?

Đối với những người này, vẻ ngoài đó đã trở thành một phần của bí quyết làm đẹp tổng thể. Và chúng làm họ đặc trưng hơn, như Homer Simpson, nhân vật mà ai cũng có thể nhận ra ngay lập tức. (đây là Homer Simpson :mrgreen: quen mà trước đây mình không biết tên – qto)

Về VoiceGlance

VoiceGlance là một công cụ tuyển dụng đám mây được sử dụng bởi những công ty đi trước thời đại để tuyển dụng thông minh hơn, thay vì chăm chỉ hơn. Tìm hiểu thêm ở đây.

Translated from Paul Petron (Communications Director at VoiceGlance)‘s Article “TheGenius of Wearing the Same Outfit Every Day“.

Nghệ thuật bí mật của thương lượng: Vứt bỏ bản ngã

Bạn nghĩ rằng thương lượng chỉ là bịp bợm và giả dối? Nghĩ lại đi. Theo Rony Ross, người sáng lập và điều hành Panorama Software, một công ty phân phối phần mềm thông minh kinh tế cho 1,600 khách hàng ở 30 nước, bí mật để thương lượng thành công là vứt bỏ bản ngã.

Ross phát triển chiến lược thương lượng này ngay những ngày đầu làm việc. Xuất thân từ ngành khoa học máy tính và có trong tay tấm bằng MBA, cô là một trong số ít những người phụ nữ làm việc ở ngành công nghệ cao. “Nó rất cạnh tranh, hầu hết là đàn ông và đầy những người trẻ tuổi chỉ biết đến mình”, cô nhớ lại. “Là một phụ nữ, tôi đối mặt với rất nhiều bất lợi. Dù tôi cũng tham vọng như người khác, nhưng thể hiện nó một cách công khai hay quả quyết được xem là công kích.”

Cô phát triển một phần mềm phân tích dữ liệu thành công khi bắt đầu Paranoma, và giữa năm 1996, Microsoft gõ cửa. Sau 3 tiếng đồng hồ chạy thử sản phẩm, đội ngũ từ Microsoft mời cô ăn trưa và đề nghị mua lại Paranoma. “Paranoma lúc đó chỉ có 20 nhân viên, và Microsoft là một công ty khổng lồ”, Ross nói. “Đó là một cơ hội cực kì thách thức cho tôi thử nghiệm chiến lược của mình”.

Không chỉ chiến lược của cô thành công, Ross còn đạt được một sự hợp tác hàng thập kỉ với người khổng lồ phần mềm. Cô nói rằng kỹ thuật này phục vụ mọi cuộc thương lượng, từ việc nâng cao yêu cầu mua lại công ty, cô đã mổ xẻ chính xác cách nó hoạt động.

Giữ cuộc thảo luận hướng tới kết quả

“Bạn phải rất thoải mái với chính mình để đối phó với một vấn đề khi đã vứt bỏ bản ngã, nhưng nó thực sự hoạt động một cách kì diệu với tôi”, Ross nói. Cô ấy gợi ý giữ trọng tâm của cuộc thương lượng vào chỉ kết quả và những gì sẽ tạo nên thỏa thuận lâu dài giữa hai bên mà thôi. Bằng việc không chú trọng vào những người tham gia mà chỉ tập trung vào sự kiện, cuộc thương lượng sẽ ít có cơ hội trở nên thù nghịch hơn. Trong khi chúng ta dễ dàng tiếp nhận mọi thứ một cách cá nhân – xem xét khi hầu hết các cuộc thương lượng làm ăn xoay quanh việc gán giá trị cho bạn hoặc sản phẩm của bạn – thì quan trọng là bạn đừng nhập nhằng giữa bản thân và vấn đề.

Hãy thông thái, đừng thông minh

“Luôn bày tỏ sự tôn trọng và thấu hiểu với bên cùng thương lượng”, Ross khuyên. Đóng khung cuộc thương lượng xung quanh lợi ích chung hơn là lợi ích của riêng bạn sẽ giúp cả hai bên cảm thấy tốt. Và nếu bạn tôn trọng họ, thì phía bên kia cũng sẽ tôn trọng bạn. Ross cũng gợi ý những người thương lượng “hãy thông thái, đừng thông minh”. Thay vì chỉ hướng tới những vui thích ngắn hạn để thỏa mãn bản ngã – như tỏ ra quyền lực hay cười vào tổn thất của người khác – hãy để mắt tới kết quả cuối cùng.

Đặt quan tâm của bạn lên bàn

Là một công ty nhỏ, Ross cảm thấy bị hăm dọa bởi Microsoft. Cô ấy lo lắng nó sẽ không tuân theo thỏa thuận mà sẽ phát triển phần mềm của riêng mình và cô sẽ bị cho ra rìa. Cô quyết định thừa nhận nó. Cô bày tỏ nỗi sợ của mình và nói, “Tôi lo lắng, và tôi không biết phải làm gì trong tình huống đó”. Ngày hôm sau, đội ngũ từ Microsoft quay lại với một bản thống kê. Trong số những thỏa thuận mà họ bắt đầu từ năm ngoái, họ đạt được hết, trừ hai cái. Họ cũng cung cấp cho cô thông tin liện lạc của những người khác đã cùng họ đồng hành, và cô có thể nói chuyện với những người đó để cảm thấy dễ dàng hơn. Ross nói “Mỗi lần tôi gặp phải một vấn đề, tôi chuyển nó cho họ và nói, ‘Tôi có vấn đề; hãy giúp tôi giải quyết’.”.

Trành dùng “Tôi”

“Tôi đã trải qua rất nhiều cuộc thương lượng với những người đàn ông cứ bắt đầu với ‘Tôi muốn cái này, và tôi muốn cái kia'”, Ross nói. “Nếu bạn thay bằng ‘chúng ta cần đạt được một giải pháp’, nó là một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Nó không làm vui thích bản ngã của bạn, nhưng nó đạt tới một thỏa thuận tốt hơn”. Sau cùng, cô ấy đưa thỏa thuận trở thành một cuộc mua lại công nghệ và giữ lại công ty của mình. Ross cũng tạo đà cho một quan hệ hợp tác phát triển sản phẩm lâu dài với Microsoft, một điều sẽ không thể nào xảy ra nếu họ rời khỏi bàn với cảm giác bị bắt nạt, xúc phạm hay lẩn tránh.

Kết nối với ngôn ngữ cơ thể

Qua nhiều năm, Ross chú ý rất nhiều người trong cuộc thương lượng ngả người ra sau ghế hơn là tới phía trước, điều đó tạo ra một khoảng cách vật lý giữa hai bên. Cô thì cố gắng giao tiếp cởi mở và thú vị bằng việc ngồi ở rìa ghế, đặt khuỷu tay lên bàn và nghiêng mình về cuộc hội thoại. “Cùng với lời nói, mắt và ngôn ngữ cơ thể của tôi đều kết nối với nhau”, cô nói.

Translated from Jenna Goudreau’s Article: “The Secret Art of Negotiation: Take Your Ego Off The Table”.